Nếu Bạn Muốn Là Một Startup Tại Châu Á, Trước Hết, Bạn Nên Sống Ở Nước Ngoài
Có thể nói rằng, các hệ thống giáo dục tại khu vực Châu Á là tham lam và cùng với các rào cản về văn hóa, nó ngăn bước phát triển của hệ sin...
https://matranso.blogspot.com/2014/10/neu-ban-muon-la-mot-startup-tai-chau.html
Có thể nói rằng, các hệ thống giáo dục tại khu vực Châu Á là tham lam và cùng với các rào cản về văn hóa, nó ngăn bước phát triển của hệ sinh thái startup. Trong giới startup trên toàn Châu Á, bạn thường nghe những câu như “chúng tôi có một số startups chạy tốt nhưng hệ sinh thái của chúng tôi thì thật tệ vì nền giáo dục và môi trường.” Những than phiền kiểu này là rất đặc trưng.
Đáng buồn, có một sự thật cần được nhìn nhận tự bản chất. Jack Ma, một trong những doanh nhân về công nghệ nổi tiếng bậc nhất tại Châu Á, lần đầu tiên biết đến internet và bị internet “hớp hồn” trong một chuyến đi dài ngày đến Hoa Kỳ, khi ấy ông làm việc trong vai trò là thông dịch viên. Sự kiện quan trọng ấy đã đưa ông đến việc khởi động một số dự án về web mà đỉnh điểm là kết quả thành công vang dội của Alibaba. Nhưng kinh nghiệm của Jack không phải là duy nhất. Rải rác trên toàn địa hạt công nghệ Châu Á là hàng trăm, hàng ngàn doanh nhân đã trút hầu bao của họ tại các nước Phương Tây (thường là Hoa kỳ) trước khi về nước để gầy dựng startup riêng của mình.
Các startups du học của Việt Nam
Trong trường hợp của việt Nam, số startup đạt được chuẩn như Jack Ma là đếm trên đầu ngón tay. Những người sáng lập du học nước ngoài và rồi đã trở về nước để khởi nghiệp. Xu hướng này chẳng mới mẻ gì. Những công ty Việt Nam thành công như VNG và Vat Gia đều có người sáng lập đi du học và quay về Việt Nam khởi nghiệp. Một thế hệ startups như Greengar, Not A Basement Studio, và Ticketbox cũng giống vậy.
Tại sao du học lại “nặng ký”
Đầu tiên, du học mang lại nhiều lợi ích mà bạn sẽ không có được tại quê nhà. Các học viện của Hoa Kỳ, Anh Quốc, và các nước phát triển nằm trongtop đứng đầu thế giới về các trường đại học tốt nhất. Jimmy Rim đến từ Quỹ Đầu Tư K Cube đã đề cập với tôi tại Startup Asia tuần trước, rằng “sinh viên bỏ học và tốt nghiệp của các trường đại học hàng đầu thành lập các công ty tốt hơn sinh viên các trường xếp hạng thấp hơn. Hệ sinh thái không nên cỗ vũ cho mọi người trở thành doanh nhân nhưng nó nên khuyến khích những người dẫn đầu trở thành doanh nhân.
” Và những trường đại học nào thuộc hàng top? Những trường ở Phương Tây. Thứ hai, cũng đáng để nói thêm về những điều đã xảy đến với Jack Ma. Thung Lũng Silicon luôn đi trước và “bỏ rơi thế giới” ít nhất là vài năm về mặt ý tưởng và áp dụng công nghệ. Đó chính là nơi sản sinh ra các công ty công nghệ đáng giá và là “người lăng xê” xu hướng công nghệ toàn cầu.
Tiếp cận với những gì đang xảy ra ở Thung Lũng là cái nhìn thoáng qua về tương lai hệ sinh thái starup của mình. Và mặc dù hầu hết các nhà đầu tư châu Á sẽ nói một cách xác quyết với các doanh nhân châu Á rằng: “hãy chấm dứt đọc TechCrunch đi và bắt đầu giải quyết các vấn đề thực sự đang gặp phải trong thị trường địa phương,” thì người ta vẫn tiếp tục bàn về nó khi quan sát những ý tưởng nào đang phát ra từ Thung Lũng này.
Tiếp cận là mở mắt. Thứ ba, việc tiếp cận không chỉ là đầu mối cập nhật xu hướng công nghệ cho các doanh nghiệp tiềm năng. Nó còn cho phép họ nhìn nhận lại. Điều này rất quan trọng. Không còn nghi ngờ gì nữa, hầu hết các nước trong khu vực Châu Á (trừ Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, và Nhật Bản) đi sau một đoạn rất xa các nước phát triển trên thế giới về cơ sở hạ tầng, và kinh tế, v.v…Điều đó mang lại cho các nước này cái nhìn sâu sắc về nền kinh tế của mình. Nó cho phép một doanh nghiệp nhìn thấy những lỗ hỏng mà một startup có thể lấp đầy. Thứ tư, cảm giác thiếu thốn, bất tương xứng biến thành “chủ nghĩa doanh nhân”.
Với cái nhìn sâu sắc nói trên, một doanh nghiệp tiềm năng có thể mang khao khát cháy bỏng để chỉnh lại những điểm hỏng ở quê nhà hay lấp lại những gồ ghề của thị trường. Đi kèm với một cảm giác tự hào dân tộc (hay xấu hổ), những doanh nghiệp này quay về để mang đất nước lên một bước tiến mới. Thứ năm, một cảm nhận mới về bản địa trên thế giới. Đơn giản là được tiếp cận với một thế giới khác mở ra cho con người một vũ trụ rộng lớn hơn quanh mình. Nó không chỉ còn là quê hương Việt Nam hay Thái Lan của họ nữa nhưng là một phần bản sắc của họ, giờ đây họ đủ may mắn khi có được tầm nhìn mới.
Điều đó có nghĩa là họ hiểu thị trường và văn hóa địa phương tốt hơn người nước ngoài đang muốn bước vào và hơn những người bản địa chưa một lần bước ra khỏi đất nước. Họ được phú cho một tầm nhìn rộng lớn hơn. Những yếu tố này và nhiều yếu tố khác thêm vào làm cho các doanh nghiệp tiếp cận với yếu tố nước ngoài trở nên thành công. Cho nên không hỏi cũng biết vì sao Loo Cheng Chuan của Singtel quyết định sống một năm tại Thung Lũng Silicon và mang về hàng loạt nhữnghướng dẫn cho các doanh nghiệp Châu Á . Jack Ma cũng đã làmtương tự.
Quay trở lại
Tất nhiên, đây không phải là công thức duy nhất cho sự thành công tại Châu Á. Có đầy các startups mà người sáng lập không đi du học, nhưng không thể phủ nhận yếu tố tiếp cận với nước ngoài mang lại cho các startups địa phương một khía cạnh mở rộng là các đối tác của họ có thể không được tiếp cận như họ.
Những người sáng lập được đào tạo từ nước ngoài có một cánh cửa để nhìn vào một thế giới khác. Họ nhìn thấy đất nước có thể sẽ ra sao, họ nhìn thấy cái gì trước, cái gì sau. Rồi cuối cùng, những người sáng lập có tài tiên tri thật sự, có khả năng nhìn thấy tương lai mà không cần sự tiếp cận nào, nhưng đó là điều hy hữu. Bạn có phải là một ngôi sao sáng? Jack thậm chí cũng đã ra nước ngoài và Steve Jobs thì bỏ sang Ấn Độ. Thế nên, hãy ra khỏi nước của mình để thay đổi. Nó sẽ mở mắt cho bạn đấy.
Đáng buồn, có một sự thật cần được nhìn nhận tự bản chất. Jack Ma, một trong những doanh nhân về công nghệ nổi tiếng bậc nhất tại Châu Á, lần đầu tiên biết đến internet và bị internet “hớp hồn” trong một chuyến đi dài ngày đến Hoa Kỳ, khi ấy ông làm việc trong vai trò là thông dịch viên. Sự kiện quan trọng ấy đã đưa ông đến việc khởi động một số dự án về web mà đỉnh điểm là kết quả thành công vang dội của Alibaba. Nhưng kinh nghiệm của Jack không phải là duy nhất. Rải rác trên toàn địa hạt công nghệ Châu Á là hàng trăm, hàng ngàn doanh nhân đã trút hầu bao của họ tại các nước Phương Tây (thường là Hoa kỳ) trước khi về nước để gầy dựng startup riêng của mình.
Các startups du học của Việt Nam
Trong trường hợp của việt Nam, số startup đạt được chuẩn như Jack Ma là đếm trên đầu ngón tay. Những người sáng lập du học nước ngoài và rồi đã trở về nước để khởi nghiệp. Xu hướng này chẳng mới mẻ gì. Những công ty Việt Nam thành công như VNG và Vat Gia đều có người sáng lập đi du học và quay về Việt Nam khởi nghiệp. Một thế hệ startups như Greengar, Not A Basement Studio, và Ticketbox cũng giống vậy.
Tại sao du học lại “nặng ký”
Đầu tiên, du học mang lại nhiều lợi ích mà bạn sẽ không có được tại quê nhà. Các học viện của Hoa Kỳ, Anh Quốc, và các nước phát triển nằm trongtop đứng đầu thế giới về các trường đại học tốt nhất. Jimmy Rim đến từ Quỹ Đầu Tư K Cube đã đề cập với tôi tại Startup Asia tuần trước, rằng “sinh viên bỏ học và tốt nghiệp của các trường đại học hàng đầu thành lập các công ty tốt hơn sinh viên các trường xếp hạng thấp hơn. Hệ sinh thái không nên cỗ vũ cho mọi người trở thành doanh nhân nhưng nó nên khuyến khích những người dẫn đầu trở thành doanh nhân.
” Và những trường đại học nào thuộc hàng top? Những trường ở Phương Tây. Thứ hai, cũng đáng để nói thêm về những điều đã xảy đến với Jack Ma. Thung Lũng Silicon luôn đi trước và “bỏ rơi thế giới” ít nhất là vài năm về mặt ý tưởng và áp dụng công nghệ. Đó chính là nơi sản sinh ra các công ty công nghệ đáng giá và là “người lăng xê” xu hướng công nghệ toàn cầu.
Tiếp cận với những gì đang xảy ra ở Thung Lũng là cái nhìn thoáng qua về tương lai hệ sinh thái starup của mình. Và mặc dù hầu hết các nhà đầu tư châu Á sẽ nói một cách xác quyết với các doanh nhân châu Á rằng: “hãy chấm dứt đọc TechCrunch đi và bắt đầu giải quyết các vấn đề thực sự đang gặp phải trong thị trường địa phương,” thì người ta vẫn tiếp tục bàn về nó khi quan sát những ý tưởng nào đang phát ra từ Thung Lũng này.
Tiếp cận là mở mắt. Thứ ba, việc tiếp cận không chỉ là đầu mối cập nhật xu hướng công nghệ cho các doanh nghiệp tiềm năng. Nó còn cho phép họ nhìn nhận lại. Điều này rất quan trọng. Không còn nghi ngờ gì nữa, hầu hết các nước trong khu vực Châu Á (trừ Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, và Nhật Bản) đi sau một đoạn rất xa các nước phát triển trên thế giới về cơ sở hạ tầng, và kinh tế, v.v…Điều đó mang lại cho các nước này cái nhìn sâu sắc về nền kinh tế của mình. Nó cho phép một doanh nghiệp nhìn thấy những lỗ hỏng mà một startup có thể lấp đầy. Thứ tư, cảm giác thiếu thốn, bất tương xứng biến thành “chủ nghĩa doanh nhân”.
Với cái nhìn sâu sắc nói trên, một doanh nghiệp tiềm năng có thể mang khao khát cháy bỏng để chỉnh lại những điểm hỏng ở quê nhà hay lấp lại những gồ ghề của thị trường. Đi kèm với một cảm giác tự hào dân tộc (hay xấu hổ), những doanh nghiệp này quay về để mang đất nước lên một bước tiến mới. Thứ năm, một cảm nhận mới về bản địa trên thế giới. Đơn giản là được tiếp cận với một thế giới khác mở ra cho con người một vũ trụ rộng lớn hơn quanh mình. Nó không chỉ còn là quê hương Việt Nam hay Thái Lan của họ nữa nhưng là một phần bản sắc của họ, giờ đây họ đủ may mắn khi có được tầm nhìn mới.
Điều đó có nghĩa là họ hiểu thị trường và văn hóa địa phương tốt hơn người nước ngoài đang muốn bước vào và hơn những người bản địa chưa một lần bước ra khỏi đất nước. Họ được phú cho một tầm nhìn rộng lớn hơn. Những yếu tố này và nhiều yếu tố khác thêm vào làm cho các doanh nghiệp tiếp cận với yếu tố nước ngoài trở nên thành công. Cho nên không hỏi cũng biết vì sao Loo Cheng Chuan của Singtel quyết định sống một năm tại Thung Lũng Silicon và mang về hàng loạt nhữnghướng dẫn cho các doanh nghiệp Châu Á . Jack Ma cũng đã làmtương tự.
Quay trở lại
Tất nhiên, đây không phải là công thức duy nhất cho sự thành công tại Châu Á. Có đầy các startups mà người sáng lập không đi du học, nhưng không thể phủ nhận yếu tố tiếp cận với nước ngoài mang lại cho các startups địa phương một khía cạnh mở rộng là các đối tác của họ có thể không được tiếp cận như họ.
Những người sáng lập được đào tạo từ nước ngoài có một cánh cửa để nhìn vào một thế giới khác. Họ nhìn thấy đất nước có thể sẽ ra sao, họ nhìn thấy cái gì trước, cái gì sau. Rồi cuối cùng, những người sáng lập có tài tiên tri thật sự, có khả năng nhìn thấy tương lai mà không cần sự tiếp cận nào, nhưng đó là điều hy hữu. Bạn có phải là một ngôi sao sáng? Jack thậm chí cũng đã ra nước ngoài và Steve Jobs thì bỏ sang Ấn Độ. Thế nên, hãy ra khỏi nước của mình để thay đổi. Nó sẽ mở mắt cho bạn đấy.