Tại Sao Châu Á Cần Ít Nhất 10 Năm Để Có Thể Dẫn Đầu Giới Công Nghệ?

Không thể phủ nhận rằng châu Á có thể trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ hàng đầu trong thập niên tới. Đó là chìa khoá...

Không thể phủ nhận rằng châu Á có thể trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghệ hàng đầu trong thập niên tới. Đó là chìa khoá giải mã cho sự phát triển không ngừng của Facebook. Đây cũng là nơi sản sinh ra phần lớn các dữ liệu web và những tập đoàn công nghệ khổng lồ trị giá hàng tỉ đô la. Tuy nhiên, châu Á không hề đơn độc dõi theo Thung lũng Silicon, thánh địa Mecca * của thế giới công nghệ.

 “Thung lũng” ấy đã thống trị và dẫn dắt cả thế giới hướng đến kỉ nguyên mới – kỉ nguyên của sự sáng tạo và công nghệ. Bởi vậy, tất cả chúng ta đều có chút “ganh tị” với “Thung lũng”. Mặc dù thực tế cho thấy châu Á đang hoạt động rất hiệu quả với chính triết lí khởi nghiệp cơ bản của mình và cơ sở hạ tầng tuỳ biến, những “bước nhảy cóc”, và tự xoay sở, thì nó vẫn còn một chặng đường dài phía trước để trở thành “người dẫn đầu” thế giới công nghệ. Hay nói cách khác, châu Á cần một thập niên nữa để đạt được điều đó.



Thanh toán, hậu cần, cơ sở hạ tầng và thâm nhập internet

Một rào cản cốt lõi của châu Á đối với “giấc mơ thung lũng Silicon” chính là việc thanh toán, hậu cần, cơ sở hạ tầng và sự thâm nhập internet. Câu hỏi đầu tiên là tại sao những điều này lại ảnh hưởng đến sự nỗ lực của châu Á trong việc dẫn đầu thế giới về sự sáng tạo? Chẳng phải chúng có thể giải quyết các vấn đề của hệ sinh thái công nghệ sao? Nhưng đồng thời, chúng lại là những nút thắt gây trở ngại cho dòng tiền.

 Các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm tới những vấn đề rõ ràng và hiện hữu trong khu vực. Còn giới startup lại tập trung vào những mục tiêu không mấy tham vọng. Hay nói cách khác, toàn bộ hệ sinh thái startup công nghệ châu Á đang chỉ nhắm đến những vấn có tính hệ thống. Chỉ khi những vấn đề này được giải quyết thì giấc mơ dẫn đầu thế giới về công nghệ mới trở thành hiện thực.

Tại sao một xu hướng công nghệ lại tiếp tục dẫn đến một xu hướng công nghệ khác?

Một trong những ưu điểm cạnh tranh của “Thung lũng Silicon” là tất cả những công nghệ mới đều được xây dựng và ra mắt ở đó. Điều này có nghĩa là những khởi nghiệp ở thánh địa công nghệ Mecca được giữ bí mật cho đến khi những xu hướng mới ra đời và từ đó tiếp tục phát triển. Ví dụ, Uber và Airbnb cùng được xây dựng trên nền tảng của xu hướng “kinh tế chia sẻ” vừa chớm nở, một xu hướng do Craigslist khởi động vài năm trước đó.

Còn Kickstarter và Indiegogo lại đươc thiết lập dựa vào một vài xu hướng khác, bao gồm: tính thuận tiện của thanh toán trực tuyến và sự quan tâm ngày càng cao đối với những dự án độc đáo. Và một cách tự nhiên, hình thức “kêu gọi vốn từ cộng đồng” xuất hiện (crownfunding), vì người ta đã sẵn sàng cho việc này. Những mô hình kinh doanh được chờ đợi cho ra lò và người sử dụng cũng đã sẵn sàng đón nhận nó.



Đó là kết quả của nhiều thập niên và nhiều thế hệ của tất cả sự sáng tạo công nghệ được diễn ra ở cùng một nơi. Nhưng lý do trên hết là các tập đoàn lớn có hứng thú mãnh liệt với những công ty nhỏ trong “Thung lũng”. Mặc dù lời mời gọi IPO khá hấp dẫn và thú vị, nhưng thực tế cho thấy, sáp nhập và mua lại vẫn đang rất phổ biến. Hay nói cách khác, những công ty lớn hơn đang chiếm được những công ty nhỏ hơn phù hợp với chiến lược của họ. Điều này xảy ra khi một công ty biết mình chỉ thành công khi hợp lực cùng công ty khác.

 Đến đây, các bạn có thể nói “Này, hãy nhìn thương mại điện tử cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng và hấp dẫn của nó xuyên châu Á”. Giả sử là vậy, thì thương mại điện tử là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và cạnh tranh nhất châu Á. Những đối thủ cạnh tranh lớn như Alibaba, Rakuten, và một loạt các đối thủ khác ở châu Á đang tranh nhau một cách khốc liệt trong thị trường nội địa của họ cũng như thị trường lân cận. Thương mại điện tử cũng là một ngành công nghiệp “nhảy cóc”, hoàn toàn phù hợp cho một thế giới mà hệ thống bán lẻ và siêu thị vẫn chưa đạt quy mô của Walmart, Costco, hay Target. Nhưng “nhảy cóc” không phải là dẫn đầu. “Nhảy cóc” nghĩa là đang bắt kịp.

Dẫn đầu thế giới đồng nghĩa với việc xây dựng một nền tảng thân thiện với người sử dụng và nhà phát triển. 

Cuối cùng, thứ mà châu Á cần là một giới khởi nghiệp giá trị hàng tỉ đô la có thể tạo nên một platform mà con người ở khắp nơi trên thế giới mong muốn được xây dựng và phát triển trên đó. Đây chính xác là điều mà Google, Facebook, Salesforce và Apple đang làm. Họ thiết lập những platform đồ sộ với hàng triệu người dùng mà những nhà phát triển và doanh nhân có thể sử dụng như một nền tảng công nghệ từ đó phát triển thêm. Châu Á có thể làm điều đó không? Chắc sẽ còn lâu. Và không phải lúc nào “nhảy cóc” cũng là giải pháp tối ưu.

Related

khoi nghiep 6806005058896040683

Đăng nhận xét

emo-but-icon

item