Từ Tháng 1/2015 Sẽ Có Các Điểm Thu Hồi Điện Thoại Hết Hạn
Từ đầu năm 2015, người dân có thể đem các thiết bị điện tử đã thải bỏ như điện thoại di động, tablet, máy tính, máy ảnh... đến các điểm thu ...
https://matranso.blogspot.com/2014/10/tu-thang-12015-se-co-cac-iem-thu-hoi.html
Từ đầu năm 2015, người dân có thể đem các thiết bị điện tử đã thải bỏ như điện thoại di động, tablet, máy tính, máy ảnh... đến các điểm thu hồi do doanh nghiệp lập ra.
Theo Quyết định 50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ - loại hàng đã hết hạn sử dụng hoặc được thải ra sau quá trình sử dụng, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu những sản phẩm này có nhiệm vụ thiết lập điểm thu hồi, thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ, sau đó vận chuyển những sản phẩm này đến các cơ sử xử lý để tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy...
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng sẽ có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng tham gia vào hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Doanh nghiệp, người tiêu dùng, cơ sở thu gom sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Các điểm thu hồi được thiết lập từ tháng 1/2015 sẽ dành cho thiết bị điện tử là đèn compact, đèn huỳnh quang, máy vi tính, màn hình, CPU, máy in, máy fax, máy quét, máy ảnh, máy quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng, đầu đĩa. Đến năm 2016 sẽ là điểm thu hồi cho máy photocopy, TV, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt.
Các thiết bị điện tử thường ít có "hạn sử dụng" nhưng vẫn liên tục được người tiêu dùng thải loại do hỏng hóc, quá cũ... Tuy nhiên, do không có điểm thu hồi nên chúng thường được gộp chung với rác thải sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Dữ liệu thu thập được từ các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên toàn thế giới cho thấy lượng rác thải điện tử trên quy mô toàn cầu đang không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, ước tính vào năm 2017 sẽ tương đương với 200 tòa nhà Empire State cao hơn 100 tầng ở Mỹ.
Tính riêng trong năm 2012, rác thải điện tử trên quy mô toàn cầu đạt 54 triệu tấn. Dự kiến đến 2017, con số này sẽ tăng thêm khoảng 33%, tương đương với 72 triệu tấn rác điện tử sẽ được thải ra môi trường sau khi sử dụng. Lượng rác thải này nặng hơn gấp 11 lần so với Kim tự tháp Giza (Ai Cập).
Rác thải điện tử nguồn gốc từ sản phẩm như tủ lạnh, TV, điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác. Khi thải ra môi trường, chúng có thể gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước và thực phẩm, được ví như quả bom hẹn giờ đối với sự sống của trái đất.
Theo Quyết định 50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ - loại hàng đã hết hạn sử dụng hoặc được thải ra sau quá trình sử dụng, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu những sản phẩm này có nhiệm vụ thiết lập điểm thu hồi, thỏa thuận với người tiêu dùng về cách thức chuyển giao, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ, sau đó vận chuyển những sản phẩm này đến các cơ sử xử lý để tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy...
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng sẽ có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng tham gia vào hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Doanh nghiệp, người tiêu dùng, cơ sở thu gom sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Các điểm thu hồi được thiết lập từ tháng 1/2015 sẽ dành cho thiết bị điện tử là đèn compact, đèn huỳnh quang, máy vi tính, màn hình, CPU, máy in, máy fax, máy quét, máy ảnh, máy quay phim, điện thoại di động, máy tính bảng, đầu đĩa. Đến năm 2016 sẽ là điểm thu hồi cho máy photocopy, TV, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt.
Các thiết bị điện tử thường ít có "hạn sử dụng" nhưng vẫn liên tục được người tiêu dùng thải loại do hỏng hóc, quá cũ... Tuy nhiên, do không có điểm thu hồi nên chúng thường được gộp chung với rác thải sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Dữ liệu thu thập được từ các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên toàn thế giới cho thấy lượng rác thải điện tử trên quy mô toàn cầu đang không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, ước tính vào năm 2017 sẽ tương đương với 200 tòa nhà Empire State cao hơn 100 tầng ở Mỹ.
Tính riêng trong năm 2012, rác thải điện tử trên quy mô toàn cầu đạt 54 triệu tấn. Dự kiến đến 2017, con số này sẽ tăng thêm khoảng 33%, tương đương với 72 triệu tấn rác điện tử sẽ được thải ra môi trường sau khi sử dụng. Lượng rác thải này nặng hơn gấp 11 lần so với Kim tự tháp Giza (Ai Cập).
Rác thải điện tử nguồn gốc từ sản phẩm như tủ lạnh, TV, điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác. Khi thải ra môi trường, chúng có thể gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước và thực phẩm, được ví như quả bom hẹn giờ đối với sự sống của trái đất.