Chế Tạo Thành Công Đèn Chiếu Lazer 3D Tạo Ảnh Trong Không Trung
Các ảnh chiếu 3D giờ đã rất chân thực, công nghệ Hologram thậm chí đã xóa nhòa khoảng cách giữa ảo ảnh và thực tại. Tuy nhiên điểm hạn chế đ...
https://matranso.blogspot.com/2014/12/che-tao-thanh-cong-den-chieu-lazer-3d-tao-anh-trong-khong-trung.html
Các ảnh chiếu 3D giờ đã rất chân thực, công nghệ Hologram thậm chí đã xóa nhòa khoảng cách giữa ảo ảnh và thực tại. Tuy nhiên điểm hạn chế đó là cần có một màn chiếu. Hiện nay các nhà khoa học đã chế tạo thành công đèn chiếu lazer 3D có thể tạo được hình ảnh trực tiếp lên không trung.
Công nghệ chiếu 3D hiện nay luôn cần có một màn chiếu làm màn hình hiển thị. Màn chiếu này rất đa dạng (tường, vải hoặc qua một lớp sương hay một lớp nước mỏng) và đóng vai trò quan trọng trong hiển thị 3D bởi chất lượng và độ ổn định của màn chiếu này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh cho ra. Nhận thức được hạn chế này, các nhà khoa học của hãng Aerial Burton, Nhật Bản, đã chế tạo thành công đèn chiếu 3D hiển thị trực tiếp trên không trung, sử dụng công nghệ lazer 3D plasma, không cần tới vai trò của màn chiếu.
Mặc dù công nghệ đèn chiếu 3D này vẫn chưa thể hiển thị được hình ảnh chi tiết độ phân giải cao như thường thấy trên các máy chiếu nhưng đây là một bước phát triển lớn, khi việc hiển thị hình ảnh không còn bị hạn chế trong khoảng không cung cấp bởi màn chiếu, giờ đây hình chiếu sẽ không còn hạn chế về mặt không gian nữa.
Nguyên lí hoạt động của các loại máy chiếu hiện nay chính là lợi dụng sự phản xạ ánh sáng của màn chiếu tới mắt để có thể nhìn thấy hình ảnh, tuy nhiên nguyên lí hoạt động đèn chiếu lazer 3D trong không khí này chính là việc sử dụng lazer để ion hóa các phân tử không khí, biến chúng thành các điểm hiển thị. Các tia lazer sẽ tập trung năng lượng vào điểm xác định, ion hóa cục bộ các phân tử không khí trong vùng đó, tạo nên các vệt sáng plasma để hiển thị hình ảnh, nhưng các điểm sáng này chỉ phát ra trong thời gian rất ngắn, nên đèn chiếu lazer 3D này sẽ phải có tần số phát sáng khá cao, 1kHz (1000 chu kì sáng trong 1 giây).
Nhiệm vụ trước mắt hiện nay chính là nâng cao độ phân giải của hình ảnh, một công nghệ tương tự đã được sử dụng dưới nước và cho ra hình ảnh có chất lượng và độ phân giải cao hơn, tuy nhiên do mật độ không khí không bằng nước, việc nâng độ phân giải của đèn chiếu lazer 3D này trong môi trường không khí có lẽ sẽ gặp đôi chút khó khăn.
Nhóm nghiên cứu tự tin về ứng dụng của đèn chiếu lazer 3D này, họ tin rằng công nghệ chiếu ảnh 3D không cần màn chiếu sẽ thay thế các bảng hiển thị thông báo, tạo ra các hình ảnh 3D tương tác trong tương lai, công nghệ này cũng sẽ cho phép người sử dụng mang đèn chiếu lazer này tới bất kì đâu mà không lo ngại về vấn đề màn chiếu.
Công nghệ chiếu 3D hiện nay luôn cần có một màn chiếu làm màn hình hiển thị. Màn chiếu này rất đa dạng (tường, vải hoặc qua một lớp sương hay một lớp nước mỏng) và đóng vai trò quan trọng trong hiển thị 3D bởi chất lượng và độ ổn định của màn chiếu này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh cho ra. Nhận thức được hạn chế này, các nhà khoa học của hãng Aerial Burton, Nhật Bản, đã chế tạo thành công đèn chiếu 3D hiển thị trực tiếp trên không trung, sử dụng công nghệ lazer 3D plasma, không cần tới vai trò của màn chiếu.
Mặc dù công nghệ đèn chiếu 3D này vẫn chưa thể hiển thị được hình ảnh chi tiết độ phân giải cao như thường thấy trên các máy chiếu nhưng đây là một bước phát triển lớn, khi việc hiển thị hình ảnh không còn bị hạn chế trong khoảng không cung cấp bởi màn chiếu, giờ đây hình chiếu sẽ không còn hạn chế về mặt không gian nữa.
Nguyên lí hoạt động của các loại máy chiếu hiện nay chính là lợi dụng sự phản xạ ánh sáng của màn chiếu tới mắt để có thể nhìn thấy hình ảnh, tuy nhiên nguyên lí hoạt động đèn chiếu lazer 3D trong không khí này chính là việc sử dụng lazer để ion hóa các phân tử không khí, biến chúng thành các điểm hiển thị. Các tia lazer sẽ tập trung năng lượng vào điểm xác định, ion hóa cục bộ các phân tử không khí trong vùng đó, tạo nên các vệt sáng plasma để hiển thị hình ảnh, nhưng các điểm sáng này chỉ phát ra trong thời gian rất ngắn, nên đèn chiếu lazer 3D này sẽ phải có tần số phát sáng khá cao, 1kHz (1000 chu kì sáng trong 1 giây).
Nhiệm vụ trước mắt hiện nay chính là nâng cao độ phân giải của hình ảnh, một công nghệ tương tự đã được sử dụng dưới nước và cho ra hình ảnh có chất lượng và độ phân giải cao hơn, tuy nhiên do mật độ không khí không bằng nước, việc nâng độ phân giải của đèn chiếu lazer 3D này trong môi trường không khí có lẽ sẽ gặp đôi chút khó khăn.
Nhóm nghiên cứu tự tin về ứng dụng của đèn chiếu lazer 3D này, họ tin rằng công nghệ chiếu ảnh 3D không cần màn chiếu sẽ thay thế các bảng hiển thị thông báo, tạo ra các hình ảnh 3D tương tác trong tương lai, công nghệ này cũng sẽ cho phép người sử dụng mang đèn chiếu lazer này tới bất kì đâu mà không lo ngại về vấn đề màn chiếu.