Đường Đời Gập Ghềnh Của Tỷ Phú Jack Ma
Hai lần thi trượt đại học, bị cả chục công ty từ chối, phải đi dạy tiếng Anh suốt 5 năm với mức lương 12 USD/tháng. Sự nghiệp của Jack Ma (...
https://matranso.blogspot.com/2014/12/duong-doi-gap-ghenh-cua-ty-phu-jack-ma.html
Hai lần thi trượt đại học, bị cả chục công ty từ chối, phải đi dạy tiếng Anh suốt 5 năm với mức lương 12 USD/tháng.
Sự nghiệp của Jack Ma (Mã Vân) hoàn toàn không đi theo lộ trình “truyền thống” của các tỷ phú công nghệ. Theo trang Business Insider, dù là nhà sáng lập của trang mạng thương mại điện tử lớn nhất thế giới Alibaba, nhưng tỷ phú Jack Ma không hề biết về ngôn ngữ lập trình.
Ông xuất thân trong một gia đình bình dân tại Hàng Châu, cha mẹ là nghệ sĩ biểu diễn bình đàn - một loại hình nghệ thuật dân gian vừa kể chuyện vừa hát và đàn của người Trung Quốc. Bố mẹ ông chưa bao giờ có nhiều tiền.
“Tài sản lớn nhất mà cha mẹ để lại là sự hài hước và khả năng hùng biện, thuyết phục người khác”, Jack Ma khẳng định. Vì kinh tế gia đình eo hẹp nên từ nhỏ Jack Ma luôn gầy gò, nhỏ bé. Ông chỉ cao 1,52m. Nhưng theo cuốn sách Alibaba của hai tác giả Liu Shiying và Martha Avery, khi đi học Jack Ma thường xuyên đánh nhau với đám bạn bè cùng lớp, và “chưa bao giờ sợ những đứa to con hơn mình”.
Hai lần trượt đại học
Hồi đi học Jack Ma học kém toán nhưng lại thích tiếng Anh. Khi Trung Quốc bước vào giai đoạn mở cửa, Hàng Châu trở thành điểm du lịch quốc tế. Trong suốt gần 10 năm, ngày nào Jack Ma cũng dậy sớm đạp xe tới khách sạn Hàng Châu, làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho khách nước ngoài để rèn luyện tiếng Anh.
Cái tên “Jack” chính là biệt danh ông tự đặt cho mình để tiện xưng hô với khách nước ngoài những ngày đó. Không tiền, không quan hệ, cách duy nhất để Jack Ma tiến lên trong đời là học hành.
Tốt nghiệp phổ thông, ông thi vào ĐH Quốc gia Trung Quốc. Nhưng sau hai lần thi trượt, mãi tới lần thứ ba Jack Ma mới thi đỗ ĐH Sư phạm Hàng Châu - ngôi trường được xem là tệ nhất lúc đó.
Ra trường năm 1988, Jack Ma nộp đơn xin việc tại hàng chục công ty nhưng đều bị từ chối. Thậm chí cả cửa hàng thức ăn nhanh KFC ở Hàng Châu cũng không thèm tuyển dụng Jack Ma. Mãi sau đó ông mới được tuyển làm giáo viên tiếng Anh tại một trường đại học địa phương với mức lương vỏn vẹn 12 USD/tháng.
Năm 1995, lần đầu tiên Jack Ma đến Mỹ để làm phiên dịch. Một người bạn chỉ cho ông cách truy cập Internet để tìm kiếm thông tin. Jack thử tìm về bia. Điều ông kinh ngạc lúc đó là ông không tìm thấy bất cứ kết quả nào về bia Trung Quốc trên mạng. Rồi ông nhận ra không chỉ bia, gần như không thấy thông tin nào về hàng hóa Trung Quốc trên mạng Internet lúc ấy.
Trở về Trung Quốc, Jack Ma mở trang web China Pages, là nơi tập hợp các doanh nghiệp Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác nhau muốn tìm kiếm khách hàng nước ngoài. China Pages được nhiều người đánh giá là trang web thương mại đầu tiên tại Trung Quốc.
“Ngày mốt” tươi đẹp
Tuy nhiên sau đó China Pages thất bại. Jack còn thua trắng với một dự án thương mại điện tử khác nữa. Nhưng thất bại chưa bao giờ làm Jack Ma nản chí. Ông từng khẳng định: “Việc tôi thất bại không quan trọng. Ít nhất tôi truyền tải được ý tưởng của mình cho những người khác. Và nếu tôi không thành công thì người khác sẽ thành công”. Ông cũng tỏ rõ ý chí của mình: “Ngày hôm nay rất tàn nhẫn, ngày mai còn tàn nhẫn hơn. Nhưng ngày mốt sẽ đẹp tuyệt vời”.
Và cái “ngày mốt” đó đến 4 năm sau, khi China Pages sụp đổ. Jack Ma mời 17 người bạn của ông tới nhà bàn bạc, trao đổi về tiềm năng phát triển của thương mại điện tử. Ông thuyết phục họ bỏ vốn cùng ông thành lập một trang web thương mại điện tử thứ ba lấy tên là Alibaba. Mục tiêu là giúp các nhà xuất khẩu hàng hóa đăng tải hàng hóa để khách hàng có thể mua trực tiếp qua Internet.
Ý tưởng về tên gọi Alibaba nảy đến với Jack Ma khi ông đang ngồi trong một quán cà phê ở San Francisco. Nếu trong câu chuyện Alibaba và 40 tên cướp, câu thần chú “Vừng ơi mở ra” giúp Alibaba khám phá được kho báu vô tận, thì công ty của Jack Ma cũng hoạt động với mong muốn làm phát lộ tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khoảng giữa những năm 2000, khi Alibaba của Jack đánh bại eBay tại thị trường Trung Quốc, nhiều phóng viên gọi ông là “Jack điên”, vì phong cách thuyết trình đầy “lửa” và những mục tiêu vô cùng táo bạo. Và Alibaba đã đưa Jack Ma trở thành người giàu nhất Trung Quốc sau phiên phát hành cổ phiếu đầu tiên tại Mỹ hôm 19/9, thu về tới 150 tỷ USD. Trong một năm qua, Jack Ma kiếm được 18,5 tỷ USD lợi nhuận.
Hiện tại ông sở hữu tổng tài sản 29,2 tỷ USD, tương ứng 7,8% cổ phần tại Alibaba và gần 50% cổ phần tại dịch vụ thanh toán Alipay. Con đường “tay trắng làm nên” của đại tỷ phú Jack Ma trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho đông đảo người dân Trung Quốc. Khắp các sảnh chờ tại sân bay nước này người ta thấy sách vở, đĩa DVD nói về các bài học kinh doanh của Jack Ma bày bán la liệt.
Sự nghiệp của Jack Ma (Mã Vân) hoàn toàn không đi theo lộ trình “truyền thống” của các tỷ phú công nghệ. Theo trang Business Insider, dù là nhà sáng lập của trang mạng thương mại điện tử lớn nhất thế giới Alibaba, nhưng tỷ phú Jack Ma không hề biết về ngôn ngữ lập trình.
Ông xuất thân trong một gia đình bình dân tại Hàng Châu, cha mẹ là nghệ sĩ biểu diễn bình đàn - một loại hình nghệ thuật dân gian vừa kể chuyện vừa hát và đàn của người Trung Quốc. Bố mẹ ông chưa bao giờ có nhiều tiền.
“Tài sản lớn nhất mà cha mẹ để lại là sự hài hước và khả năng hùng biện, thuyết phục người khác”, Jack Ma khẳng định. Vì kinh tế gia đình eo hẹp nên từ nhỏ Jack Ma luôn gầy gò, nhỏ bé. Ông chỉ cao 1,52m. Nhưng theo cuốn sách Alibaba của hai tác giả Liu Shiying và Martha Avery, khi đi học Jack Ma thường xuyên đánh nhau với đám bạn bè cùng lớp, và “chưa bao giờ sợ những đứa to con hơn mình”.
Hai lần trượt đại học
Hồi đi học Jack Ma học kém toán nhưng lại thích tiếng Anh. Khi Trung Quốc bước vào giai đoạn mở cửa, Hàng Châu trở thành điểm du lịch quốc tế. Trong suốt gần 10 năm, ngày nào Jack Ma cũng dậy sớm đạp xe tới khách sạn Hàng Châu, làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí cho khách nước ngoài để rèn luyện tiếng Anh.
Cái tên “Jack” chính là biệt danh ông tự đặt cho mình để tiện xưng hô với khách nước ngoài những ngày đó. Không tiền, không quan hệ, cách duy nhất để Jack Ma tiến lên trong đời là học hành.
Tốt nghiệp phổ thông, ông thi vào ĐH Quốc gia Trung Quốc. Nhưng sau hai lần thi trượt, mãi tới lần thứ ba Jack Ma mới thi đỗ ĐH Sư phạm Hàng Châu - ngôi trường được xem là tệ nhất lúc đó.
Ra trường năm 1988, Jack Ma nộp đơn xin việc tại hàng chục công ty nhưng đều bị từ chối. Thậm chí cả cửa hàng thức ăn nhanh KFC ở Hàng Châu cũng không thèm tuyển dụng Jack Ma. Mãi sau đó ông mới được tuyển làm giáo viên tiếng Anh tại một trường đại học địa phương với mức lương vỏn vẹn 12 USD/tháng.
Năm 1995, lần đầu tiên Jack Ma đến Mỹ để làm phiên dịch. Một người bạn chỉ cho ông cách truy cập Internet để tìm kiếm thông tin. Jack thử tìm về bia. Điều ông kinh ngạc lúc đó là ông không tìm thấy bất cứ kết quả nào về bia Trung Quốc trên mạng. Rồi ông nhận ra không chỉ bia, gần như không thấy thông tin nào về hàng hóa Trung Quốc trên mạng Internet lúc ấy.
Trở về Trung Quốc, Jack Ma mở trang web China Pages, là nơi tập hợp các doanh nghiệp Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực khác nhau muốn tìm kiếm khách hàng nước ngoài. China Pages được nhiều người đánh giá là trang web thương mại đầu tiên tại Trung Quốc.
“Ngày mốt” tươi đẹp
Tuy nhiên sau đó China Pages thất bại. Jack còn thua trắng với một dự án thương mại điện tử khác nữa. Nhưng thất bại chưa bao giờ làm Jack Ma nản chí. Ông từng khẳng định: “Việc tôi thất bại không quan trọng. Ít nhất tôi truyền tải được ý tưởng của mình cho những người khác. Và nếu tôi không thành công thì người khác sẽ thành công”. Ông cũng tỏ rõ ý chí của mình: “Ngày hôm nay rất tàn nhẫn, ngày mai còn tàn nhẫn hơn. Nhưng ngày mốt sẽ đẹp tuyệt vời”.
Và cái “ngày mốt” đó đến 4 năm sau, khi China Pages sụp đổ. Jack Ma mời 17 người bạn của ông tới nhà bàn bạc, trao đổi về tiềm năng phát triển của thương mại điện tử. Ông thuyết phục họ bỏ vốn cùng ông thành lập một trang web thương mại điện tử thứ ba lấy tên là Alibaba. Mục tiêu là giúp các nhà xuất khẩu hàng hóa đăng tải hàng hóa để khách hàng có thể mua trực tiếp qua Internet.
Ý tưởng về tên gọi Alibaba nảy đến với Jack Ma khi ông đang ngồi trong một quán cà phê ở San Francisco. Nếu trong câu chuyện Alibaba và 40 tên cướp, câu thần chú “Vừng ơi mở ra” giúp Alibaba khám phá được kho báu vô tận, thì công ty của Jack Ma cũng hoạt động với mong muốn làm phát lộ tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Khoảng giữa những năm 2000, khi Alibaba của Jack đánh bại eBay tại thị trường Trung Quốc, nhiều phóng viên gọi ông là “Jack điên”, vì phong cách thuyết trình đầy “lửa” và những mục tiêu vô cùng táo bạo. Và Alibaba đã đưa Jack Ma trở thành người giàu nhất Trung Quốc sau phiên phát hành cổ phiếu đầu tiên tại Mỹ hôm 19/9, thu về tới 150 tỷ USD. Trong một năm qua, Jack Ma kiếm được 18,5 tỷ USD lợi nhuận.
Hiện tại ông sở hữu tổng tài sản 29,2 tỷ USD, tương ứng 7,8% cổ phần tại Alibaba và gần 50% cổ phần tại dịch vụ thanh toán Alipay. Con đường “tay trắng làm nên” của đại tỷ phú Jack Ma trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho đông đảo người dân Trung Quốc. Khắp các sảnh chờ tại sân bay nước này người ta thấy sách vở, đĩa DVD nói về các bài học kinh doanh của Jack Ma bày bán la liệt.