Hướng Đi Của Startup Game Mobile Việt Trước “Rừng” Game Ngoại
Tại sự kiện Vietnam Mobile Day vừa diễn ra, một chủ để được rất nhiều người quan tâm đó là làm thế nào để game mobile Việt có thể cạnh tranh...
https://matranso.blogspot.com/2014/12/huong-di-cua-startup-game-mobile-viet-truoc-rung-games-ngoai.html
Tại sự kiện Vietnam Mobile Day vừa diễn ra, một chủ để được rất nhiều người quan tâm đó là làm thế nào để game mobile Việt có thể cạnh tranh với các game nước ngoài ngay tại sân nhà của mình
Con số thống kê cho thấy, trong năm 2013 vừa qua, có từ 80 – 90 % game mobile tại thị trường trong nước là game ngoại. Đáng lo ngại hơn, việc phát hành trực tiếp game mobile tại Việt Nam quá dễ dàng khiến nhiều nhà sản xuất nước ngoài có thể thu được 100% doanh thu từ game mà không cần thông qua bất cứ nhà phân phối trong nước nào.
Về mặt chất lượng game mobile, có thể khẳng định các nhà sản xuất trong nước không hề kém cạnh so với các nhà sản xuất nước ngoài cả về đồ họa, tính năng lẫn cách chơi. Tuy nhiên, việc định hướng để phát triển game chưa tốt và số lượng game có chất lượng cao chưa nhiều đã dẫn đến tình trạng game mobile Việt bị “lép vế” ngay tại sân nhà. Điều này khiến các nhà phân phối trong nước dù muốn dù không vẫn phải nhập game ngoại về để đảm bảo doanh thu.
Vậy đâu là hướng đi cho các startup game mobile Việt trong thời gian sắp tới ? Trong một cuộc trao đổi tại sự kiện Vietnam Mobile Day vừa qua, một số diễn giả như ông Trần Vinh Quang – COO Appota, ông Nguyễn Khánh Duy- CEO Tofu Games Studio đã đưa ra những ý kiến sau:
- Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất: Hiện tại, năng lực của các studio game mobile Việt Nam có thể tự tin so sánh cùng các studio game khác trên thế giới, tuy nhiên cần tiếp tục nâng cao hơn nữa cả về trình độ lẫn số lượng. Cụ thể: Các đơn vị sản xuất game cần tích cực trao đổi học hỏi kinh nghiệm, tiến đến xây dựng kho tư liệu chung trong ngành game mobile và không ngừng học hỏi các studio thành công trên thế giới.
- Phối hợp với các đơn vị phân phối ứng dụng tại Việt Nam như Appota, mWork để sản phẩm có thể đến được với người dùng cuối. Trong mô hình này, các studio game nên giao hoàn toàn việc quảng bá game cho các nhà phân phối trong nước để tập trung nguồn lực hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Khi đó, nhà phân phối sẽ tư vấn cho studio về xu hướng phát triển, thị hiếu người dùng và giúp đỡ về kế hoạch kinh doanh khi đưa game ra thị trường
- Mở các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế game, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực trong nước
- Cần khuấy động phong trào người Việt chơi game Việt trong cộng đồng.
Con số thống kê cho thấy, trong năm 2013 vừa qua, có từ 80 – 90 % game mobile tại thị trường trong nước là game ngoại. Đáng lo ngại hơn, việc phát hành trực tiếp game mobile tại Việt Nam quá dễ dàng khiến nhiều nhà sản xuất nước ngoài có thể thu được 100% doanh thu từ game mà không cần thông qua bất cứ nhà phân phối trong nước nào.
Về mặt chất lượng game mobile, có thể khẳng định các nhà sản xuất trong nước không hề kém cạnh so với các nhà sản xuất nước ngoài cả về đồ họa, tính năng lẫn cách chơi. Tuy nhiên, việc định hướng để phát triển game chưa tốt và số lượng game có chất lượng cao chưa nhiều đã dẫn đến tình trạng game mobile Việt bị “lép vế” ngay tại sân nhà. Điều này khiến các nhà phân phối trong nước dù muốn dù không vẫn phải nhập game ngoại về để đảm bảo doanh thu.
Vậy đâu là hướng đi cho các startup game mobile Việt trong thời gian sắp tới ? Trong một cuộc trao đổi tại sự kiện Vietnam Mobile Day vừa qua, một số diễn giả như ông Trần Vinh Quang – COO Appota, ông Nguyễn Khánh Duy- CEO Tofu Games Studio đã đưa ra những ý kiến sau:
- Tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất: Hiện tại, năng lực của các studio game mobile Việt Nam có thể tự tin so sánh cùng các studio game khác trên thế giới, tuy nhiên cần tiếp tục nâng cao hơn nữa cả về trình độ lẫn số lượng. Cụ thể: Các đơn vị sản xuất game cần tích cực trao đổi học hỏi kinh nghiệm, tiến đến xây dựng kho tư liệu chung trong ngành game mobile và không ngừng học hỏi các studio thành công trên thế giới.
- Phối hợp với các đơn vị phân phối ứng dụng tại Việt Nam như Appota, mWork để sản phẩm có thể đến được với người dùng cuối. Trong mô hình này, các studio game nên giao hoàn toàn việc quảng bá game cho các nhà phân phối trong nước để tập trung nguồn lực hoàn thiện chất lượng sản phẩm. Khi đó, nhà phân phối sẽ tư vấn cho studio về xu hướng phát triển, thị hiếu người dùng và giúp đỡ về kế hoạch kinh doanh khi đưa game ra thị trường
- Mở các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế game, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực trong nước
- Cần khuấy động phong trào người Việt chơi game Việt trong cộng đồng.