Sai Lầm Khởi Nghiệp Của Một Trưởng Phòng marketing
Khi chưa đầy 30 tuổi tôi đã làm trưởng phòng marketing của một tập đoàn nước ngoài với mức lương cơ bản 18 triệu đồng, nhưng tôi vẫn nghỉ vi...
https://matranso.blogspot.com/2014/12/sai-lam-khoi-nghiep-cua-mot-truong-phong-maketing.html
Khi chưa đầy 30 tuổi tôi đã làm trưởng phòng marketing của một tập đoàn nước ngoài với mức lương cơ bản 18 triệu đồng, nhưng tôi vẫn nghỉ việc và mở công ty dịch vụ quảng cáo.
Dưới đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp do anh Trần Lộc gửi về VnExpress.
Tôi năm nay 33 tuổi. Trước đây, khi chưa đầy 30 tuổi, tôi đã từng đảm nhiệm vị trí trưởng phòng marketing của một tập đoàn nước ngoài với mức lương cơ bản 18 triệu đồng (chưa kể các khoản khác như thưởng, phụ cấp...) nên thu nhập khá ổn định. Có thể nói, lúc bấy giờ tôi là một trong những người có thu nhập cao so với bạn bè cùng lứa.
Tuy nhiên, khi đó ý định khởi nghiệp lại cháy bỏng trong tôi. Thế là tôi quyết định nghỉ làm và ra ngoài mở một công ty làm dịch vụ in ấn quảng cáo. Do đã từng làm việc trong môi trường lớn, lại ở vị trí quản lý nên khi khởi nghiệp tôi cũng muốn khởi đầu với một công ty có nhiều nhân viên cho xứng tầm (lẽ ra mô hình này khi mới lập ra chỉ cần 1-2 nhân viên là đủ).
Tôi đã bỏ ra số vốn gần nửa tỷ đồng và thuê tới 5 nhân viên. Sau hơn 2 năm kinh doanh, một phần do không có kinh nghiệm nên không tìm được các hợp đồng lớn mà chỉ lác đác vài khách vãng lai, nhỏ lẻ (trung bình 10 khách mỗi tháng), trong khi chi phí lại không ngừng tăng lên nên tôi bị thua lỗ liên tục và cạn dần vốn.
Từ đó, tôi quyết định chuyển sang ngành nghề kinh doanh thực phẩm (các thực phẩm khô kèm với khăn lạnh) cung cấp cho kênh horeca - phân khúc thị trường khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê cao cấp học được từ một người quen. Tôi đã dành ra hơn 2 tháng để nghiên cứu thị trường về lĩnh vực này trước khi bắt tay vào làm.
Thế nhưng, thời gian đầu thu nhập cũng chưa được như ý (chỉ tầm trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng). Hơn nữa, tôi đã có gia đình và 2 con học mẫu giáo nên phát sinh rất nhiều chi phí cần trang trải. Nếu chỉ tập trung vào ngành này cùng mức thu nhập khiêm tốn ấy thì cuộc sống sẽ rất khó khăn. Vì vậy, tôi quyết định chuyển công việc chính sang làm bán thời gian, còn trong giờ hành chính tôi đi làm để kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống và đầu tư cho việc kinh doanh hiện tại.
Hiện giờ, tôi vẫn làm song song cùng lúc hai công việc kể trên và mọi chuyện tương đối suôn sẻ. Tôi luôn nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ đủ nguồn lực để có thể khuếch trương công việc kinh doanh thực phẩm này lên thành mô hình chuyên nghiệp.
Qua câu chuyện khởi nghiệp của cá nhân, điều tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ là các bạn có thể khao khát làm giàu, tuy nhiên phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ mọi thứ về công việc kinh doanh sắp tới trước khi bắt tay vào làm. Chẳng hạn như phải nghiên cứu kỹ các yếu tố cơ bản như mặt bằng, khách hàng, chi phí, nguồn tài chính mình đang có, chiến lược phát triển..., đừng nôn nóng để rồi thất bại như tôi.
Dưới đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp do anh Trần Lộc gửi về VnExpress.
Tôi năm nay 33 tuổi. Trước đây, khi chưa đầy 30 tuổi, tôi đã từng đảm nhiệm vị trí trưởng phòng marketing của một tập đoàn nước ngoài với mức lương cơ bản 18 triệu đồng (chưa kể các khoản khác như thưởng, phụ cấp...) nên thu nhập khá ổn định. Có thể nói, lúc bấy giờ tôi là một trong những người có thu nhập cao so với bạn bè cùng lứa.
Tuy nhiên, khi đó ý định khởi nghiệp lại cháy bỏng trong tôi. Thế là tôi quyết định nghỉ làm và ra ngoài mở một công ty làm dịch vụ in ấn quảng cáo. Do đã từng làm việc trong môi trường lớn, lại ở vị trí quản lý nên khi khởi nghiệp tôi cũng muốn khởi đầu với một công ty có nhiều nhân viên cho xứng tầm (lẽ ra mô hình này khi mới lập ra chỉ cần 1-2 nhân viên là đủ).
Tôi đã bỏ ra số vốn gần nửa tỷ đồng và thuê tới 5 nhân viên. Sau hơn 2 năm kinh doanh, một phần do không có kinh nghiệm nên không tìm được các hợp đồng lớn mà chỉ lác đác vài khách vãng lai, nhỏ lẻ (trung bình 10 khách mỗi tháng), trong khi chi phí lại không ngừng tăng lên nên tôi bị thua lỗ liên tục và cạn dần vốn.
Muốn khởi nghiệp phải chuẩn bị kỹ các yếu tố cơ bản về tài chính, nghiên cứu thị trường...
Từ đó, tôi quyết định chuyển sang ngành nghề kinh doanh thực phẩm (các thực phẩm khô kèm với khăn lạnh) cung cấp cho kênh horeca - phân khúc thị trường khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê cao cấp học được từ một người quen. Tôi đã dành ra hơn 2 tháng để nghiên cứu thị trường về lĩnh vực này trước khi bắt tay vào làm.
Thế nhưng, thời gian đầu thu nhập cũng chưa được như ý (chỉ tầm trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng). Hơn nữa, tôi đã có gia đình và 2 con học mẫu giáo nên phát sinh rất nhiều chi phí cần trang trải. Nếu chỉ tập trung vào ngành này cùng mức thu nhập khiêm tốn ấy thì cuộc sống sẽ rất khó khăn. Vì vậy, tôi quyết định chuyển công việc chính sang làm bán thời gian, còn trong giờ hành chính tôi đi làm để kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống và đầu tư cho việc kinh doanh hiện tại.
Hiện giờ, tôi vẫn làm song song cùng lúc hai công việc kể trên và mọi chuyện tương đối suôn sẻ. Tôi luôn nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ đủ nguồn lực để có thể khuếch trương công việc kinh doanh thực phẩm này lên thành mô hình chuyên nghiệp.
Qua câu chuyện khởi nghiệp của cá nhân, điều tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ là các bạn có thể khao khát làm giàu, tuy nhiên phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ mọi thứ về công việc kinh doanh sắp tới trước khi bắt tay vào làm. Chẳng hạn như phải nghiên cứu kỹ các yếu tố cơ bản như mặt bằng, khách hàng, chi phí, nguồn tài chính mình đang có, chiến lược phát triển..., đừng nôn nóng để rồi thất bại như tôi.