Thu Hơn 200 Triệu Đồng Nhờ Bán Đồ Trang Sức Làm Từ Gỗ Vụn
Những món đồ trang sức như dây chuyền, vòng đeo tay, nhẫn... khá lạ với giá bán 40.000 - 300.000 đồng trở nên đắt hàng không phải vì giá mềm...
https://matranso.blogspot.com/2014/12/thu-hon-200-trieu-dong-nho-ban-do-trang-suc-lam-tu-go-vun.html
Những món đồ trang sức như dây chuyền, vòng đeo tay, nhẫn... khá lạ với giá bán 40.000 - 300.000 đồng trở nên đắt hàng không phải vì giá mềm, mà vì chất liệu gỗ khá ấn tượng.
Gỗ vụn trước đây được các xưởng mộc bỏ đi nhưng nay, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành đồ trang sức độc lạ, góp thêm chất liệu mới cho ngành thời trang.
Chiếc vòng tay gỗ chạm trổ hoa văn truyền thống này có giá bán 300.000 đồng được khá nhiều khách đặt hàng. Theo chủ xưởng, phải mất 3 ngày thợ của anh mới hoàn thành, do tất cả mọi công đoạn đều được làm hoàn toàn bằng tay.
Anh Phạm Nguyễn Khoa đã biến ngôi nhà nhỏ của mình ở Thủ Đức, TP.HCM thành một xưởng thủ công mỹ nghệ, nơi anh dành khá nhiều thời gian để sáng tạo ra những món đồ trang sức gỗ vụn.
Chiếc máy cưa cầm tay này được anh chế thành một chiếc máy cưa cố định để cắt những miếng gỗ nhỏ.
Những chiếc nhẫn vừa được tạo hình thô đang chuẩn bị qua giai đoạn điêu khắc và đánh bóng. Mỗi "mẻ" anh thường phải cắt số lượng lớn, từ 100 - 500 chiếc với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Anh Khoa cho biết: "Gỗ vụn tôi lấy từ các trại mộc trên địa bàn thành phố. Đa phần các loại gỗ vụn này là phần bỏ đi nên không tốn nhiều chi phí nguyên liệu, song loại này chỉ để làm những trang sức nhỏ như nhẫn, hoa tai... Với các món đồ lớn như vòng tay, gỗ in hình... thì tôi phải nhập gỗ thông từ Mỹ, gỗ Bạch Tùng từ Canada, loại này có giá hơn 10 triệu/khối".
Món đồ nghề tiếp theo cũng khá quan trọng cho phần chế tác chính là chiếc mỏ hàn điện. Đây là phương tiện được anh Khoa dùng để tạo nên những hoa văn, màu sắc, khắc chữ lên gỗ... Hiện nay cơ sở của anh cũng nhận khá nhiều đơn hàng khắc tên "chính chủ", như khắc tên lên mặt dây chuyền, nhẫn... bằng gỗ này.
Chỉ sau 5 tháng hoạt động, xưởng đã xuất bán hơn 2.000 sản phẩm, chủ yếu là nhẫn có giá từ 40.000 đồng, tranh gỗ 180.000 đồng và vòng tay 300.000 đồng, doanh thu đã lên 200 triệu. Hiện nay sản phẩm đang bán chạy nhất là nhẫn, vòng tay.
In hình lên gỗ là sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Theo anh Khoa, nếu nhìn qua sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ nghĩ việc in hình này rất phức tạp, nhưng trên thực tế lại khá đơn giản.
Đầu tiên hình được in bằng máy in màu laser trên giấy A4 thường. Sau đó anh dùng một loại keo đặt biệt có màu sắc giống sữa quét đều lên hình và gỗ. Tấm hình sẽ được dán úp vào miếng gỗ và để qua đêm cho khô...
... sau đó dùng tay nhúng nước để loại bỏ lớp giấy, phần mực in dính chắc chắn vào miếng gỗ. Sau khi hoàn thiện anh sẽ phun một lớp sơn bên ngoài để bảo vệ.
Một mặt dây chuyền in hình trên gỗ độc đáo theo đơn hàng của khách. Xu hướng độc lạ này ngày càng thu hút nhiều khách hàng, anh Khoa cho biết, anh đang nghiên cứu kết hợp gỗ với kim loại để tạo ra những sản phẩm đẹp hơn, phục vụ thị hiếu người dùng.
Gỗ vụn trước đây được các xưởng mộc bỏ đi nhưng nay, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã trở thành đồ trang sức độc lạ, góp thêm chất liệu mới cho ngành thời trang.
Chiếc vòng tay gỗ chạm trổ hoa văn truyền thống này có giá bán 300.000 đồng được khá nhiều khách đặt hàng. Theo chủ xưởng, phải mất 3 ngày thợ của anh mới hoàn thành, do tất cả mọi công đoạn đều được làm hoàn toàn bằng tay.
Anh Phạm Nguyễn Khoa đã biến ngôi nhà nhỏ của mình ở Thủ Đức, TP.HCM thành một xưởng thủ công mỹ nghệ, nơi anh dành khá nhiều thời gian để sáng tạo ra những món đồ trang sức gỗ vụn.
Chiếc máy cưa cầm tay này được anh chế thành một chiếc máy cưa cố định để cắt những miếng gỗ nhỏ.
Những chiếc nhẫn vừa được tạo hình thô đang chuẩn bị qua giai đoạn điêu khắc và đánh bóng. Mỗi "mẻ" anh thường phải cắt số lượng lớn, từ 100 - 500 chiếc với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Anh Khoa cho biết: "Gỗ vụn tôi lấy từ các trại mộc trên địa bàn thành phố. Đa phần các loại gỗ vụn này là phần bỏ đi nên không tốn nhiều chi phí nguyên liệu, song loại này chỉ để làm những trang sức nhỏ như nhẫn, hoa tai... Với các món đồ lớn như vòng tay, gỗ in hình... thì tôi phải nhập gỗ thông từ Mỹ, gỗ Bạch Tùng từ Canada, loại này có giá hơn 10 triệu/khối".
Món đồ nghề tiếp theo cũng khá quan trọng cho phần chế tác chính là chiếc mỏ hàn điện. Đây là phương tiện được anh Khoa dùng để tạo nên những hoa văn, màu sắc, khắc chữ lên gỗ... Hiện nay cơ sở của anh cũng nhận khá nhiều đơn hàng khắc tên "chính chủ", như khắc tên lên mặt dây chuyền, nhẫn... bằng gỗ này.
Chỉ sau 5 tháng hoạt động, xưởng đã xuất bán hơn 2.000 sản phẩm, chủ yếu là nhẫn có giá từ 40.000 đồng, tranh gỗ 180.000 đồng và vòng tay 300.000 đồng, doanh thu đã lên 200 triệu. Hiện nay sản phẩm đang bán chạy nhất là nhẫn, vòng tay.
In hình lên gỗ là sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Theo anh Khoa, nếu nhìn qua sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ nghĩ việc in hình này rất phức tạp, nhưng trên thực tế lại khá đơn giản.
Đầu tiên hình được in bằng máy in màu laser trên giấy A4 thường. Sau đó anh dùng một loại keo đặt biệt có màu sắc giống sữa quét đều lên hình và gỗ. Tấm hình sẽ được dán úp vào miếng gỗ và để qua đêm cho khô...
... sau đó dùng tay nhúng nước để loại bỏ lớp giấy, phần mực in dính chắc chắn vào miếng gỗ. Sau khi hoàn thiện anh sẽ phun một lớp sơn bên ngoài để bảo vệ.
Một mặt dây chuyền in hình trên gỗ độc đáo theo đơn hàng của khách. Xu hướng độc lạ này ngày càng thu hút nhiều khách hàng, anh Khoa cho biết, anh đang nghiên cứu kết hợp gỗ với kim loại để tạo ra những sản phẩm đẹp hơn, phục vụ thị hiếu người dùng.