Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Khai Mạc Hôm Nay
Hơn 280 phiên họp xung quanh các chủ đề nóng của kinh tế thế giới sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 24/1 ở Davos (Thụy Sĩ). Diễn đàn năm nay sẽ có...
https://matranso.blogspot.com/2015/01/dien-kinh-te-gioi-khai-mac-hom-nay.html
Hơn 280 phiên họp xung quanh các chủ đề nóng của kinh tế thế giới sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 24/1 ở Davos (Thụy Sĩ).
Diễn đàn năm nay sẽ có sự tham gia của hơn 2.500 đại biểu từ 140 quốc gia. Trong đó có hơn 40 chính trị gia và 1.500 giám đốc doanh nghiệp tại hơn 25 lĩnh vực. Bên cạnh đó là đại diện các học viện, tổ chức xã hội và cộng đồng Những nhà vô địch mới (New Champions - các doanh nghiệp tiêu biểu toàn cầu). Các tỷ phú nổi tiếng như Bill Gates hay Michael Dell cũng sẽ tới WEF.
Chủ đề của WEF lần này là "Bối cảnh toàn cầu mới". Theo đó, diễn đàn nhận định sự phức tạp, dễ tổn thương và bất ổn đang là các thách thức ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Nó có khả năng chấm dứt kỷ nguyên hội nhập kinh tế và hợp tác quốc tế bắt đầu từ năm 1989. Thế giới đang bị bao vây bởi sự chuyển dịch về chính trị, kinh tế, xã hội và đặc biệt là công nghệ. Chúng đang thay đổi triển vọng các nước, tạo ra "một bối cảnh toàn cầu mới" cho việc ra quyết định.
Vì vậy, các phiên thảo luận của WEF lần này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề thuộc 4 cột trụ chính. Đầu tiên là Khủng hoảng và Hợp tác, khi các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng trở nên quyền lực hơn, cả trong khu vực và trên thế giới. Phụ thuộc lẫn nhau sẽ là bối cảnh mới trong vài thập kỷ kế tiếp.
Vấn đề thứ hai là Tăng trưởng và Ổn định, khi nhiều nền kinh tế trở nên phụ thuộc và phải chịu hậu quả tiêu cực từ các chính sách nới lỏng tiền tệ quá mạnh tay trong khủng hoảng. Đột phá và Công nghiệp cũng rất được quan tâm, do những năm gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là động lực thúc đẩy sáng tạo và việc làm, thay vì các công ty lớn.
Các đại biểu cũng sẽ thảo luận về Xã hội và An ninh khi bất bình đẳng kinh tế ngày càng gia tăng. Họ sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề mất niềm tin, khoảng cách giàu nghèo và bất ổn xã hội.
Đoàn Việt Nam tham gia năm nay gồm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao - Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Nông Nghiệp - Cao Đức Phát (trao đổi về Sáng kiến Tầm nhìn mới cho ngành nông nghiệp) và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư - Đặng Huy Đông (dự phiên gặp với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam). Các lãnh đạo doanh nghiệp có Chủ tịch FPT - Trương Gia Bình, CEO VinaCapital - Don Lam, CEO Vingroup - Dương Thị Mai Hoa và David Thái - CEO Việt Thái.
Diễn đàn năm nay sẽ có sự tham gia của hơn 2.500 đại biểu từ 140 quốc gia. Trong đó có hơn 40 chính trị gia và 1.500 giám đốc doanh nghiệp tại hơn 25 lĩnh vực. Bên cạnh đó là đại diện các học viện, tổ chức xã hội và cộng đồng Những nhà vô địch mới (New Champions - các doanh nghiệp tiêu biểu toàn cầu). Các tỷ phú nổi tiếng như Bill Gates hay Michael Dell cũng sẽ tới WEF.
Chủ đề của WEF lần này là "Bối cảnh toàn cầu mới". Theo đó, diễn đàn nhận định sự phức tạp, dễ tổn thương và bất ổn đang là các thách thức ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Nó có khả năng chấm dứt kỷ nguyên hội nhập kinh tế và hợp tác quốc tế bắt đầu từ năm 1989. Thế giới đang bị bao vây bởi sự chuyển dịch về chính trị, kinh tế, xã hội và đặc biệt là công nghệ. Chúng đang thay đổi triển vọng các nước, tạo ra "một bối cảnh toàn cầu mới" cho việc ra quyết định.
Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 45 sẽ diễn ra trong 4 ngày.
Vì vậy, các phiên thảo luận của WEF lần này sẽ tập trung giải quyết các vấn đề thuộc 4 cột trụ chính. Đầu tiên là Khủng hoảng và Hợp tác, khi các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng trở nên quyền lực hơn, cả trong khu vực và trên thế giới. Phụ thuộc lẫn nhau sẽ là bối cảnh mới trong vài thập kỷ kế tiếp.
Vấn đề thứ hai là Tăng trưởng và Ổn định, khi nhiều nền kinh tế trở nên phụ thuộc và phải chịu hậu quả tiêu cực từ các chính sách nới lỏng tiền tệ quá mạnh tay trong khủng hoảng. Đột phá và Công nghiệp cũng rất được quan tâm, do những năm gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là động lực thúc đẩy sáng tạo và việc làm, thay vì các công ty lớn.
Các đại biểu cũng sẽ thảo luận về Xã hội và An ninh khi bất bình đẳng kinh tế ngày càng gia tăng. Họ sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề mất niềm tin, khoảng cách giàu nghèo và bất ổn xã hội.
Đoàn Việt Nam tham gia năm nay gồm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại Giao - Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Nông Nghiệp - Cao Đức Phát (trao đổi về Sáng kiến Tầm nhìn mới cho ngành nông nghiệp) và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư - Đặng Huy Đông (dự phiên gặp với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam). Các lãnh đạo doanh nghiệp có Chủ tịch FPT - Trương Gia Bình, CEO VinaCapital - Don Lam, CEO Vingroup - Dương Thị Mai Hoa và David Thái - CEO Việt Thái.