Trên Tay Yota Phone 2: Nửa E-ink, Nửa AMOLED
Người ta mua Yota Phone 2 không phải vì cấu hình, cũng chẳng bao giờ vì xuất xứ Nga của nó mà chủ yếu là màn hình e-ink phía sau. Yota Ph...
https://matranso.blogspot.com/2015/01/tren-tay-yota-phone-2-nua-e-ink-nua.html
Người ta mua Yota Phone 2 không phải vì cấu hình, cũng chẳng bao giờ vì xuất xứ Nga của nó mà chủ yếu là màn hình e-ink phía sau.
Yota Phone 2 có giá khá cao, khoảng 19 triệu đồng ở Việt Nam, không quá chênh lệch so với giá 555 Bảng Anh nhưng không phải ai cũng có thể bỏ ra quá nhiều tiền cho một thương hiệu mới như vậy. Nếu bạn là người thích một chiếc máy nhỏ gọn nhưng nhiều tính năng, cấu hình mạnh và đặc biệt là màn hình e-ink cực kỳ độc đáo thì có thể Yota Phone 2 sẽ rất đáng tiền.
Như đã nói, Yota Phone 2 có thiết kế khá đặc biệt với 2 màn hình ở 2 mặt. Nếu như Samsung Galaxy Note Edge có 2 màn hình nhưng chúng gắn liền với nhau, màn hình nhỏ nằm ở mép thì màn hình thứ 2 của Yota Phone lại đóng vai trò gần quan trọng như màn hình chính, nằm ở mặt sau của máy.
Yota đã thiết kế để chiếc điện thoại của họ rất cong ở cả 4 góc, trên đỉnh và đáy máy, làm cho nó có cảm giác nhỏ hơn khá nhiều so với một số điện thoại 5” vuông vắn khác trên thị trường.
Cần lưu ý là khi chế tạo chiếc điện thoại này, Yota không làm nó đối xứng mà hơi nhô lên một chút ở mặt trước & mặt sau cong, nếu cầm mặt trước thì không sao nhưng lật mặt màn hình e-ink, máy sẽ lớn hơn bình thường và hơi cấn tay một chút. Có lẽ cách thiết kế này không mang lại vẻ đẹp nhưng nó lại tối ưu hóa cho việc cầm, vì chúng ta sẽ khó làm rơi máy hơn.
Yota Phone 2 không còn sở hữu một cấu hình trung bình như khi Yota đời đầu ra mắt, nó mạnh mẽ hơn đáng kể. Tuy chưa phải cấu hình mạnh nhất ở thời điểm này nhưng với SnapDragon 800, 2GB RAM và 32GB bộ nhớ trong thì bạn cũng không cần lo lắng quá.
Thử nghiệm cho thấy Yota Phone 2 hoạt động tốt, vẫn có độ trễ nhẹ khi điều khiển màn hình ở mặt trước nhưng hoàn toàn chấp nhận được. Có lẽ một phần làm cho máy chạy khá mượt là vì nó chạy Android 4.4 gần như nguyên bản, không chỉnh sửa nhiều.
Yota Phone 2 đặc biệt là nhờ màn hình của nó, phía trước chúng ta có màn hình 5” AMOLED còn phía sau là 4.7” e-ink. Màn hình phía trước dùng AMOLED nhưng màu sắc không quá rực rỡ, dễ chấp nhận, thậm chí một vài kênh còn hơi dễ chịu hơn các màn hình LCD cố đẩy saturation lên mức cao.
Màn hình đằng sau mới là độc chiêu của Yota Phone 2: nó có độ phân giải 960x540, có thể bạn nghĩ không cao nhưng so với e-ink thì đây là một cái gì đó quá tốt rồi. Bản chất màn hình e-ink cũng sắc nét nên khi đọc chữ nó tương đương với khoảng 720p hoặc hơn chút trên các màn hình màu.
Yota có trang bị khả năng cảm ứng cho màn hình này và làm nó cong dần về hai bên khá nhiều, tạo cảm giác sử dụng rất mới lạ. Mình vẫn cảm thấy màn hình phía sau hơi đục, giống như có một lớp phủ mờ nhẹ, sẽ theo dõi kỹ hơn.
Có nhiều bạn sẽ hỏi màn hình phụ này làm gì, nó đóng góp được gì cho chúng ta. Câu trả lời rất đơn giản: Yota cho phép hiển thị toàn bộ nội dung của màn hình phía trước lên phía sau, trừ các nội dung video. Điều này đồng nghĩa với khi gần hết pin, bạn chỉ việc dùng màn hình phía sau tiết kiệm pin hơn rất nhiều lần so với phía trước.
Ngoài ra, bản chất e-ink chỉ tốn pin khi thay đổi nổi dung nên các bạn có thể dùng hiển thị thông tin lịch, thời tiết, pin hay các widget mà không cân lo lắng gì cả, nó sẽ luôn nằm ở đó cho chúng ta xem mà không cần bấm bất cứ nút nào, và nội dung này có thể song song hay độc lập với nội dung của màn hình chính.
Đáng nói hơn nữa, Yota đã tích hợp cơ chế đẩy nổi dụng từ mặt trước ra mặt sau chỉ bằng một cú vuốt nên việc chuyển đổi là rất đơn giản và dễ sử dụng.
Trong video mình có thử sử dụng một vài tính năng cho các bạn xem, chúng ta sẽ nói rõ hơn trong bài review vào cuối tuần này. Có thể nói đã lâu mình mới hứng thú với một chiếc điện thoại Android sáng tạo như vậy.
Yota Phone 2 có giá khá cao, khoảng 19 triệu đồng ở Việt Nam, không quá chênh lệch so với giá 555 Bảng Anh nhưng không phải ai cũng có thể bỏ ra quá nhiều tiền cho một thương hiệu mới như vậy. Nếu bạn là người thích một chiếc máy nhỏ gọn nhưng nhiều tính năng, cấu hình mạnh và đặc biệt là màn hình e-ink cực kỳ độc đáo thì có thể Yota Phone 2 sẽ rất đáng tiền.
Như đã nói, Yota Phone 2 có thiết kế khá đặc biệt với 2 màn hình ở 2 mặt. Nếu như Samsung Galaxy Note Edge có 2 màn hình nhưng chúng gắn liền với nhau, màn hình nhỏ nằm ở mép thì màn hình thứ 2 của Yota Phone lại đóng vai trò gần quan trọng như màn hình chính, nằm ở mặt sau của máy.
Yota đã thiết kế để chiếc điện thoại của họ rất cong ở cả 4 góc, trên đỉnh và đáy máy, làm cho nó có cảm giác nhỏ hơn khá nhiều so với một số điện thoại 5” vuông vắn khác trên thị trường.
Cần lưu ý là khi chế tạo chiếc điện thoại này, Yota không làm nó đối xứng mà hơi nhô lên một chút ở mặt trước & mặt sau cong, nếu cầm mặt trước thì không sao nhưng lật mặt màn hình e-ink, máy sẽ lớn hơn bình thường và hơi cấn tay một chút. Có lẽ cách thiết kế này không mang lại vẻ đẹp nhưng nó lại tối ưu hóa cho việc cầm, vì chúng ta sẽ khó làm rơi máy hơn.
Yota Phone 2 không còn sở hữu một cấu hình trung bình như khi Yota đời đầu ra mắt, nó mạnh mẽ hơn đáng kể. Tuy chưa phải cấu hình mạnh nhất ở thời điểm này nhưng với SnapDragon 800, 2GB RAM và 32GB bộ nhớ trong thì bạn cũng không cần lo lắng quá.
Thử nghiệm cho thấy Yota Phone 2 hoạt động tốt, vẫn có độ trễ nhẹ khi điều khiển màn hình ở mặt trước nhưng hoàn toàn chấp nhận được. Có lẽ một phần làm cho máy chạy khá mượt là vì nó chạy Android 4.4 gần như nguyên bản, không chỉnh sửa nhiều.
Yota Phone 2 đặc biệt là nhờ màn hình của nó, phía trước chúng ta có màn hình 5” AMOLED còn phía sau là 4.7” e-ink. Màn hình phía trước dùng AMOLED nhưng màu sắc không quá rực rỡ, dễ chấp nhận, thậm chí một vài kênh còn hơi dễ chịu hơn các màn hình LCD cố đẩy saturation lên mức cao.
Màn hình đằng sau mới là độc chiêu của Yota Phone 2: nó có độ phân giải 960x540, có thể bạn nghĩ không cao nhưng so với e-ink thì đây là một cái gì đó quá tốt rồi. Bản chất màn hình e-ink cũng sắc nét nên khi đọc chữ nó tương đương với khoảng 720p hoặc hơn chút trên các màn hình màu.
Yota có trang bị khả năng cảm ứng cho màn hình này và làm nó cong dần về hai bên khá nhiều, tạo cảm giác sử dụng rất mới lạ. Mình vẫn cảm thấy màn hình phía sau hơi đục, giống như có một lớp phủ mờ nhẹ, sẽ theo dõi kỹ hơn.
Có nhiều bạn sẽ hỏi màn hình phụ này làm gì, nó đóng góp được gì cho chúng ta. Câu trả lời rất đơn giản: Yota cho phép hiển thị toàn bộ nội dung của màn hình phía trước lên phía sau, trừ các nội dung video. Điều này đồng nghĩa với khi gần hết pin, bạn chỉ việc dùng màn hình phía sau tiết kiệm pin hơn rất nhiều lần so với phía trước.
Ngoài ra, bản chất e-ink chỉ tốn pin khi thay đổi nổi dung nên các bạn có thể dùng hiển thị thông tin lịch, thời tiết, pin hay các widget mà không cân lo lắng gì cả, nó sẽ luôn nằm ở đó cho chúng ta xem mà không cần bấm bất cứ nút nào, và nội dung này có thể song song hay độc lập với nội dung của màn hình chính.
Trong video mình có thử sử dụng một vài tính năng cho các bạn xem, chúng ta sẽ nói rõ hơn trong bài review vào cuối tuần này. Có thể nói đã lâu mình mới hứng thú với một chiếc điện thoại Android sáng tạo như vậy.