Đập Hộp Nokia N1 Ở Việt Nam: Máy Đẹp, Nhanh, Giao Diện Xuất Sắc Nhưng Không Có Play Store
Nokia N1 là chiếc máy đầu tiên của Nokia được làm theo triết lý mới: Nokia sẽ thiết kế, đưa ra các tiêu chuẩn để các nhà sản xuất khác thực ...
https://matranso.blogspot.com/2015/04/ap-hop-nokia-n1-o-viet-nam-may-ep-nhanh.html
Nokia N1 là chiếc máy đầu tiên của Nokia được làm theo triết lý mới: Nokia sẽ thiết kế, đưa ra các tiêu chuẩn để các nhà sản xuất khác thực hiện chứ họ không tự mình chế tạo như trước kia nữa. Là sản phẩm thực hiện chung với Foxconn, công ty làm ra iPhone, iPad… và N1 cũng được thiết kế phần nào giống với iPad.
Phiên bản mình thử nghiệm ở Việt Nam là bản xách tay, không phải bản chính hãng. Và vì là bản dành cho thị trường Trung Quốc nên không có Play Store, đây là điểm mà các bạn cần phải lưu ý rất nhiều trước khi mua. Tất nhiên là vẫn có cách khắc phục nhưng không phải ai cũng có thể làm được.
Nokia N1 rất ấn tượng với kích cỡ khá nhỏ gọn, một phần là vì mặt trước và sau của máy đều được bo tròn chứ không phẳng mặt trước như iPad. Chính vì vậy mà khi nhìn vào các bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu và trơn tru hơn.
Tuy nhiên, thiết kế này lại làm giảm điểm tựa của tay. Hơn thế nữa, do màn hình không kéo dài đến sát mép nên bạn sẽ thấy hơi gợn nhỏ khi vuốt tay vào. Đây không phải là một vấn đề quá lớn nhưng có thể làm bạn hơi khó chịu nếu đã quen tiếp xúc với những máy mắc tiền hơn.
N1 được thiết kế với 2 loa stereo thay vì chỉ một loa như rất nhiều các máy tính bảng hiện tại. 2 loa này đặt dưới đáy máy, nằm chung với cổng USB-C sạc và đồng bộ dữ liệu. Cách thiết kế và chế tạo cổng USB-C này cũng tương tự như iPad mini, tuy nhiên nó có phần sắc hơn một chút và không thật cao cấp bằng. Chính vì vậy khi cầm vào các bạn sẽ cảm thấy hơi gợn.
Như đã nói thì tất cả những điểm trên đều rất nhỏ và không phải ai cũng cảm nhận được khi sử dụng, nhất là với các máy tính bảng ở tầm giá của N1. Do đó, các bạn cũng không thật sự phải lo ngại khi mua Nokia N1, nó vẫn rất xịn và tốt hơn đại đa số các máy tính bảng dưới 350$ ở thời điểm này.
Về màn hình, Nokia N1 sử dụng màn hình 7.9” độ phân giải 2048x1536, tức giống hệt cấu hình với iPad mini Retina. Thử nghiệm cho thấy màn hình hơi nhạt màu một chút nhưng vẫn trong trẻo và góc nhìn rộng. Bọn mình sẽ thử kỹ hơn để đánh giá chi tiết thiết bị này, có thể một phần do giao diện và cách thiết kế theo kiểu hiện đại của Z Launcher là mình có cảm giác hơi nhạt chứ không phải.
Nokia N1 sử dụng con chip Intel ATOM Z3580, tức con chip mới của Intel dựa trên nền Moorefield. Con chip này cũng được Asus sử dụng trên Zenfone 2, hoạt động ở xung nhịp 2.3Ghz và có năng lực xử lý tương đương SnapDragon 805 hoặc 810, tùy vào từng tác vụ.
Kết hợp với 2GB RAM và 32GB bộ nhớ trong thì bạn không cần quá lo lắng về năng lực xử lý, nó đáp ứng rất tốt nhu cầu của chúng ta. Có một lưu ý là Nokia đặt chip xử lý ở bên cạnh phải, ngay vị trí ngón cái tay chúng ta tiếp xúc nên nếu hoạt động nhiều thì nó sẽ hơi nóng ở khu vực đó.
Có một ưu điểm nữa của N1 là nó dùng chip xử lý âm thanh riêng lẻ của Wolfson. Hiện tại mình chưa thử nghiệm kỹ nên sẽ chưa nhận định được gì nhiều. Wolfson là công ty sản xuất chip âm thanh khá nổi tiếng, trước kia thì họ hợp tác với Samsung và một số nhà sản xuất thiết bị nghe nhạc cao cấp như Astell & Kern.
Năm ngoái, Wolfson đã được Cirrus Logic mua lại với giá khoảng 500 triệu đô, Cirrus Logic là nhà sản xuất chip âm thanh cho Apple. Hầu hết các nhà sản xuất đều dùng các chip xử lý âm thanh tích hợp sẵn trong SoC để tiết kiệm chi phí hơn là dùng chip riêng.
Giao diện Z Launcher của N1 thật sự tuyệt vời. Với hầu hết các giao diện Android hiện nay thì các nhà sản xuất bắt chúng ta phải nhớ các vị trí đặt các biểu tượng chương trình để có thể truy xuất nhanh nhất. Còn Z Launcher thì bạn không cần quan tâm điều đó nữa, chỉ vần vẽ chữ A lên nó sẽ gọi các chương trình có chữ A, B lên chữ B hay D lên D…
Có một điểm yếu mà N1 bản Trung Quốc gặp phải là không hỗ trợ Play Store. Các phiên bản quốc tế không gặp vấn đề này nên nếu được mình vẫn khuyến cáo các bạn sử dụng bản quốc tế khi nó được bán ra, sẽ rất sớm thôi.
Phiên bản mình thử nghiệm ở Việt Nam là bản xách tay, không phải bản chính hãng. Và vì là bản dành cho thị trường Trung Quốc nên không có Play Store, đây là điểm mà các bạn cần phải lưu ý rất nhiều trước khi mua. Tất nhiên là vẫn có cách khắc phục nhưng không phải ai cũng có thể làm được.
Nokia N1 rất ấn tượng với kích cỡ khá nhỏ gọn, một phần là vì mặt trước và sau của máy đều được bo tròn chứ không phẳng mặt trước như iPad. Chính vì vậy mà khi nhìn vào các bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu và trơn tru hơn.
Tuy nhiên, thiết kế này lại làm giảm điểm tựa của tay. Hơn thế nữa, do màn hình không kéo dài đến sát mép nên bạn sẽ thấy hơi gợn nhỏ khi vuốt tay vào. Đây không phải là một vấn đề quá lớn nhưng có thể làm bạn hơi khó chịu nếu đã quen tiếp xúc với những máy mắc tiền hơn.
N1 được thiết kế với 2 loa stereo thay vì chỉ một loa như rất nhiều các máy tính bảng hiện tại. 2 loa này đặt dưới đáy máy, nằm chung với cổng USB-C sạc và đồng bộ dữ liệu. Cách thiết kế và chế tạo cổng USB-C này cũng tương tự như iPad mini, tuy nhiên nó có phần sắc hơn một chút và không thật cao cấp bằng. Chính vì vậy khi cầm vào các bạn sẽ cảm thấy hơi gợn.
Như đã nói thì tất cả những điểm trên đều rất nhỏ và không phải ai cũng cảm nhận được khi sử dụng, nhất là với các máy tính bảng ở tầm giá của N1. Do đó, các bạn cũng không thật sự phải lo ngại khi mua Nokia N1, nó vẫn rất xịn và tốt hơn đại đa số các máy tính bảng dưới 350$ ở thời điểm này.
Về màn hình, Nokia N1 sử dụng màn hình 7.9” độ phân giải 2048x1536, tức giống hệt cấu hình với iPad mini Retina. Thử nghiệm cho thấy màn hình hơi nhạt màu một chút nhưng vẫn trong trẻo và góc nhìn rộng. Bọn mình sẽ thử kỹ hơn để đánh giá chi tiết thiết bị này, có thể một phần do giao diện và cách thiết kế theo kiểu hiện đại của Z Launcher là mình có cảm giác hơi nhạt chứ không phải.
Nokia N1 sử dụng con chip Intel ATOM Z3580, tức con chip mới của Intel dựa trên nền Moorefield. Con chip này cũng được Asus sử dụng trên Zenfone 2, hoạt động ở xung nhịp 2.3Ghz và có năng lực xử lý tương đương SnapDragon 805 hoặc 810, tùy vào từng tác vụ.
Kết hợp với 2GB RAM và 32GB bộ nhớ trong thì bạn không cần quá lo lắng về năng lực xử lý, nó đáp ứng rất tốt nhu cầu của chúng ta. Có một lưu ý là Nokia đặt chip xử lý ở bên cạnh phải, ngay vị trí ngón cái tay chúng ta tiếp xúc nên nếu hoạt động nhiều thì nó sẽ hơi nóng ở khu vực đó.
Có một ưu điểm nữa của N1 là nó dùng chip xử lý âm thanh riêng lẻ của Wolfson. Hiện tại mình chưa thử nghiệm kỹ nên sẽ chưa nhận định được gì nhiều. Wolfson là công ty sản xuất chip âm thanh khá nổi tiếng, trước kia thì họ hợp tác với Samsung và một số nhà sản xuất thiết bị nghe nhạc cao cấp như Astell & Kern.
Năm ngoái, Wolfson đã được Cirrus Logic mua lại với giá khoảng 500 triệu đô, Cirrus Logic là nhà sản xuất chip âm thanh cho Apple. Hầu hết các nhà sản xuất đều dùng các chip xử lý âm thanh tích hợp sẵn trong SoC để tiết kiệm chi phí hơn là dùng chip riêng.
Giao diện Z Launcher của N1 thật sự tuyệt vời. Với hầu hết các giao diện Android hiện nay thì các nhà sản xuất bắt chúng ta phải nhớ các vị trí đặt các biểu tượng chương trình để có thể truy xuất nhanh nhất. Còn Z Launcher thì bạn không cần quan tâm điều đó nữa, chỉ vần vẽ chữ A lên nó sẽ gọi các chương trình có chữ A, B lên chữ B hay D lên D…
Có một điểm yếu mà N1 bản Trung Quốc gặp phải là không hỗ trợ Play Store. Các phiên bản quốc tế không gặp vấn đề này nên nếu được mình vẫn khuyến cáo các bạn sử dụng bản quốc tế khi nó được bán ra, sẽ rất sớm thôi.