Quảng Cáo, Trò Chơi, Và Những Mánh Lới: Hãy Cùng Xem Xét Về Tương Lai Của WhatsApp Và Facebook

Thương vụ mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD của Facebook vừa qua được cho là một sự mâu thuẫn khá thú vị. Facebook, với tư cách là một doan...

Thương vụ mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD của Facebook vừa qua được cho là một sự mâu thuẫn khá thú vị. Facebook, với tư cách là một doanh nghiệp, có thể tự kiếm được nguồn thu cho mình từ việc bán quảng cáo. Bên cạnh sự tăng trưởng đều đặn trong lợi nhuận thì những quảng cáo này cũng trở nên ngày càng khó chịu, kém thân thiện và gượng ép hơn.

 Trong khi đó, WhatsApp cùng người sáng lập Jan Koum đã thổi một luồng sinh khí mới vào thị trường với khẳng định chắc chắn rằng sẽ không đưa quảng cáo lên ứng dụng của mình. Và đây cũng chính là nguyên cho sự bùng nổ số lượng người sử dụng phần mềm nhắn tin này. Những đối thủ khác như Line hay WeChat thường “oanh tạc” người dùng với những quảng cáo (direct marketing), trò chơi và sticker để kiếm lợi nhuận.

Trong khi đó, WhatsApp chỉ yêu cầu khách hàng của mình trả 1 USD cho mỗi năm sử dụng và theo ước tính, hãng đã thu về khoản lợi nhuận khoảng 20 triệu USD vào năm ngoái. Vậy vì sao Facebook lại muốn mua 1 startup không kiếm ra tiền (dưới góc nhìn của Facebook), thậm chí còn trái ngược hẳn với triết lý kinh doanh của gã khổng lồ này ? Có lẽ một trong hai khả năng sau sẽ trả lời cho câu hỏi này:



Có thể Facebook đã nhận thấy tiềm năng to lớn của WhatsApp trong việc thu về lợi nhuận từ mô hình này và muốn biến nó thành của mình. Hoặc cũng có thể chỉ đơn giản là họ muốn đưa thêm số khách hàng sử dụng điện thoại thông minh đến với hệ sinh thái Facebook với những ứng dụng đọc tin tức, chia sẻ ảnh, nhắn tin hay là chính mạng xã hội này. Nào, giờ chúng ta hãy cùng nhìn kỹ hơn vào quả cầu pha lê và đoán xem tương lai của WhatsApp sẽ thế nào sau 1 đến 2 năm tới với 2 kịch bản trái ngược dưới những góc độ kịch tính nhất.

Kịch bản 1: Tất cả chỉ là một giấc mơ

“Không quảng cáo, không game, không mánh lới quảng cáo” ? Thật vô lý ! Từ cụm “Không quảng cáo, không game, không mánh lới quảng cáo” bản thân nó vốn đã là một điều nhảm nhí rồi. WhatsApp từ trước đến nay vẫn luôn là một ứng dụng nhắn tin đơn giản, đứng ngoài những cuộc marketing rầm rộ hay sự “cute hóa” và đang ở thời điểm chín muồi để bất kì một công ty công nghệ nào cũng thèm khát. Theo điều tra của các nhà báo thì Jan Koum chưa từng được nuôi nấng tại Liên Xô.

Đó chỉ là sự tô điểm sáng tạo cho nhân vật chính của “câu chuyện về nhà sáng lập startup”. Anh tên thật là Jani Koumberg, sinh ra và lớn lên tại Cherry Hill, New Jersey. Facebook nuốt chửng WhatsApp và sẽ xé nhỏ nó ra. Facebook Messenger sẽ biến mất, còn WhatsApp sẽ có một tên mới là Facebook Messenger. Trên trang chính thức của Facebook ( page mà bạn có thể “Like” ) sẽ có thông báo về ứng dụng Facebook WhatsApp. Từ nay, mỗi lần George Takei đăng lên một meme, thì bạn có thể xem nó qua Facebook WhatsApp. Và Facebook WhatsApp cũng sẽ ra mắt cùng trình duyệt của riêng mình.

Thế còn sticker ? À tất nhiên rồi, phải có chứ. Và nó cũng chỉ tốn của bạn 0,99 USD thôi. Lấy cảm hứng từ Line, giờ đây Facebook bắt đầu thu tiền nếu bạn muốn có một tài khoản chính thức. Cũng không nhiều đâu, chỉ một chút thôi. Họ nhận ra rằng có thể tối đa khóa lợi nhuận của mình từ việc này bằng cách đánh phí tùy theo từng hạng mục mà họ đã phân loại như các tập đoàn, công ty truyền thông, doanh nghiệp nhỏ, người nổi tiếng … Marc Jacobs sẽ phải trả phí nếu muốn gửi tin nhắn trên Facebook WhatsApp. Takei hay những người tạo ra meme thì có thể làm điều này miễn phí.

Facebook đang dần cảm nhận nhận được hơi nóng từ cuộc chạy đua giữa những ứng dụng nhắn tin như Line, WeChat, và Kakao Talk bởi sự thống trị của họ ở Đông và Đông Nam Á. Zuckerberg đã nhắc đi nhắc lại “Chúng ta đang đánh mất sự chú ý của người sử dụng” trong suốt cuộc họp căng thẳng diễn ra tại trụ sở của Facebook ở Hyderadad.

 Trong một nỗ lực tuyệt vọng để quay trở lại với vị trí thống lĩnh tại Châu Á, Facebook chiến đấu một cách sòng phẳng với những đối thủ của mình bằng cách làm những gì mà đối thủ đang làm, đó là bán hàng qua ứng dụng. Bằng việc kết nối thẻ ngân hàng với Facebook WhatsApp bạn có thể mua một đôi boot Timberland mà bạn đã thấy trên trài khoản gian hàng của Facebook WhatsApp. Zuckerberg muốn những sản phẩm của mình tốt hơn, tuyệt vời hơn và rẻ hơn Line hay WeChat. Và tất nhiên là bạn chỉ có thể làm việc này qua ứng dụng Facebook WhatsApp.

 Kịch bản 2: WhatsApp vẫn thế, vẫn như vốn có

 Một thời gian đã trôi qua kể từ sau vụ sát nhập và chẳng có nhiều thứ thay đổi. WhatsApp vẫn hoạt động với 55 kỹ sư trong một văn phòng nào đó ở Mountain View. Messenger vẫn thế. Instagram vẫn vậy. Paper chẳng có gì thay đổi. Và cả Facebook mà chúng ta đã biết nữa. Zuckerberg xây dựng một tập hợp nhỏ những ứng dụng xã hội hoạt động gần như độc lập với nhau.

Công ty của anh kiếm tiền từ quảng cáo, hoặc một vài thứ trông có vẻ khác nhưng thực sự thì nó vẫn là quảng cáo thôi. Paper có thêm một tính năng mới “Chia sẻ qua WhatsApp”. Instagram cũng vậy. Nút “Chia sẻ qua WhatsApp” bắt đầu xuất hiện ở một vài trang web, bên cạnh Twitter, Reddit, LinkedIn, và Facebook. Người dùng WhatsApp ở Châu u vẫn cứ dùng WhatsApp. Người dùng Line ở Đông Á tiếp tục sử dụng Line.

 Những người ở Mỹ thì đã bắt đầu chuyển dần từ SMS truyền thống sang Facebook Messenger, WhatsApp, hoặc Kik. Còn Zuckerberg vẫn cứ dửng dưng với cơn sốt ứng dụng nhắn tin ở Châu Á. Bởi mạng xã hội Facebook hiện vẫn là công cụ tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất để bày tỏ suy nghĩ của mình đến với một lượng lớn người xem. Người ta có thể đăng ảnh trẻ con, sự “chém gió” trong chính trị, hay ảnh “tự sướng” tới những người quen của mình.

Trong khí Line và WeChat thì không làm được điều này. Người ta có thể tải WhatsApp miến phí. Ai cũng nghĩ điều đó thật tuyệt. Facebook sẽ muốn có thêm càng nhiều người dùng càng tốt để sau đó có thể thu về khoản 1 USD mỗi năm cho mỗi người. Nó vẫn không có quảng cáo, không trò chơi, không tài khoản chính thức và cũng không sticker.

Và cuối cùng thì người ta cũng có thể dùng WhatsApp trên Ipad. Vậy tại sao lại bỏ ra 19 tỷ USD để mua WhatsApp trong khi vẫn giữ nguyên mọi thứ ? Bởi vì Zuckerberg tin tưởng Koum. Người dùng WhatsApp vốn thích cách làm của WhatsApp. Và kể từ khi chung dưới một mái nhà, Facebook cũng muốn người sử dụng tiếp tục yêu quý WhatsApp như vốn có.

Điều gì thực sự sẽ diễn ra ?

Thế giới có thể là một nơi rất xấu xa, nhưng không đến nỗi như chúng ta nghĩ. Jan Koum có vẻ không phải là một kẻ bịp bợm, còn Mark Zuckerberg thì cũng không rảnh rỗi đến mức mua cả một công ty về chỉ để bắt nó phản bội lại nguyên tắc ban đầu đã đặt ra.

Vẫn thật khó khăn để chúng ta có thể bỏ qua việc làm sao mà WhatsApp có thể kiếm thêm tiền khi chỉ dựa trên 450 triệu người dùng hàng tháng. Vậy đâu là điểm trung hòa giữa 2 thái cực này ? Theo đuổi việc phân tích truyền thông ở WhatsApp có thể sẽ tìm ra được điểm chung giữa chính sách quảng cáo của Facebook với anti quảng cáo của WhatsApp.

Facebook có thể bắt tay với Spotify, Vimeo hay những công ty tương tự để người dùng có thể chia sẻ trực tiếp nội dung qua chat. Nhờ đó họ sẽ có thêm những dịch vụ trong phần “video và âm nhạc” ở mục tiểu sử mà không cần phải vươn quá xa ra khỏi khả năng của mình. Miriam-Webster định nghĩa “gimmick” là “một mánh lới quảng cáo”.

Một điều hợp lý là quảng cáo lại giúp tạo nên giá trị ở những ứng dụng nhắn tin. Một khi đã có một ứng dụng nhắn tin, họ sẽ để ý đến bạn mãi mãi. Thế nên có thể sẽ là đúng đắn nếu WhatsApp cứ giữ chính sách “không quảng cáo” và “không trò chơi” của mình. Nhưng chắc rằng một vài mẹo quảng cáo là điều không thể tránh khỏi.


Related

chien luoc 7708531800871385951

Đăng nhận xét

emo-but-icon

item