Startup Việt Nam Học Gì Trong Năm 2014? – Ưu Tiên Số 1: Tiếng Anh
Trở thành một startup ở Việt Nam quả là một trải nghiệm đặc biệt. Bạn phải liên tục đánh giá vị trí của mình trong xã hội, cân nhắc liệu ý ...
https://matranso.blogspot.com/2014/10/startup-viet-nam-hoc-gi-trong-nam-2014.html
Trở thành một startup ở Việt Nam quả là một trải nghiệm đặc biệt. Bạn phải liên tục đánh giá vị trí của mình trong xã hội, cân nhắc liệu ý tưởng của mình có phù hợp hay không, đánh giá bản thân trong vai trò là người lãnh đạo, và phải chiến đấu để giữ vững lập trường. Nhưng trước hết, bạn phải nhìn ra mình cần phải trau dồi và củng cố điều gì.
Hầu hết các bạn trẻ startup mà tôi thường gặp hay hỏi tôi “Tôi nên học gì? Nên đi theo hướng nào? Những vấn đề nào tôi cần phải giải quyết?” Trong sự kiện diễn ra vào tối thứ Sáu tuần qua tại TP. Hồ Chí Minh, khi được hỏi rằng startup Việt Nam cần học hỏi điều gì để thành công, CEO của Palantir’s Joe Lonsdale ngay lập tức trả lời là: Tiếng Anh Tiếng Anh thật quan trọng. Tôi mong muốn quay lại Việt Nam lần nữa và được nói tiếng Anh nhanh hơn (bây giờ).
5 lý do tiếng Anh cực kỳ cần thiết cho startup của bạn
Điều quan trọng nhất mà tiếng Anh mang lại cho startups Việt Nam chính là hiểu nhau. Nếu bạn không thể hiểu, đọc, và trò chuyện với người nước ngoài, bạn sẽ không nhận được lợi ích đầy đủ của sự tương tác. Dưới đây là 10 ví dụ cụ thể cho thấy vì sao tiếng Anh rất quan trọng cho startúp để giành chiến thắng trong 5 năm tới.
1. Tiếng Anh trong các sự kiện ở Việt Nam
Một ví dụ thấm thía cho dân chứng này là sự kiện vừa mới diễn ra hôm thứ Sáu. Mặc dầu có phiên dịch sống và bạn có thể nghe bằng tai nghe, nhưng không cách nào bạn có thể nắm bắt được hết tất cả sắc thái và hiểu trọn vẹn nếu thông qua người phiên dịch. Một số đờng nghiệp của tôi tham gia sự kiện chỉ hiểu được khoảng 70% những gì Joe nói vì không có đủ tai nghe.
Thậm chí, nếu có đủ thì nhiều người cũng không thể hiểu được nhiều. Joe nói rất nhanh và dùng nhiều thành ngữ dến ngay cả thông dịc viên chuyên nghiệp cũng khó lòng bắt kịp. Khi nghe hiểu được 70%, bạn có thể nghĩ là “cũng khá đấy chứ”. Nhưng hậu quả của việc hiểu không trọn vẹn này sẽ tăng theo cấp số nhân. Khi bạn hiểu khoảng 70% và bạn tiếp cận để nói chuyện với diễ giả sau khi kết thúc sự kiện, bạn có thể hỏi lại câu mà anh ấy đã trả lời rồi, và anh ấy sẽ nghĩ rằng bạn không đã không lắng nghe.
Và có thể anh ấy sẽ không chú ý đến câu hỏi của bạn. Nhưng nếu bạn hiểu được 100%, bạn có thể đưa cuộc trò chuyện đi xa hơn. Điều này làm cho diễn giả phải chú ý và nó mang lại lợi ích cho bạn trong tương lai. Nếu bạn chỉ hiểu được 70%, điều gì đã diễn ra trong 30% còn lại? Nếu trong 30% đó là những lời khuyên giúp ích rất nhiều cho startup của bạn thì sao? Gần đây tại Hồ Chí Minh và Hà Nội, một làn sóng quan tâm đến từ nước ngoài và cả người nước ngoài cũng đang tràn vào. Một số là các doanh nhân thành đạt, một số là startup, một số là những cầu nối trong hệ sinh thái toàn cầu. Nếu tiếng Anh của bạn chỉ ở mức “tàm tạm”, bạn sẽ nói chuyện với họ bằng cách nào?
2. Tiếng Anh trong các sự kiện ngoài Việt nam.
Nếu bạn nghĩ đến việc bước chân ra thế giới hay làm nên tên tuổi của bạn ở đó, ắt hẳn bạn sẽ tham dự sự kiện bên ngoài Việt Nam. Khi ấy, nếu bạn là một người sáng lập mà bạn không thể trao đổi với người nước ngoài, thì bạn đang phí phạm tiền vé đi nước ngoài đấy. Trong sự kiện mà tôi mới tham gia gần đay bên ngoài Việt Nam, một trong số những người sáng lập của Việt Nam khi nói chuyện đã không hiểu nổi một câu hỏi rất đơn giản của một nhà đầu tư Singapore.
Tôi đã giúp dịch câu hỏi sang tiếng Việt và dịch câu trả lời sang tiếng Anh. Điều gì xảy ra nếu tôi không có mặt lúc ấy? Những tình huống này sẽ làm bạn mất đi cơ hội. Những cơ hội cọ sát tiếng Anh là một kỹ năng mà bạn không được đánh giá thấp. Nó giúp bạn có thể giúp bạn thiết lập các mối quan hệ tốt hơn trong tương lai và có thể là với nhà đầu tư. Tiếng Anh dở khiến bạn trông như một tên ngốc. Đừng trở thành một tên ngốc.
3. Học hỏi trên mạng.
Thông tin về công nghệ và startup có đầy trên mạng. Đối với các chuyên gia công nghệ, StackOverflow là trang để đọc. Đối với những người tìm cách để hiểu được cơ chế riêng của các công ty công nghệ và startup một cách đúng đắn, thì Quora là nơi để đọc. Đó là chưa nói đến việc bắt nhịp tin tức trên các trang TechCrunch, PandoDaily, Tech In Asia, e27, Cnet, GigaOm, và nhiều hơn nữa.
Tất cả các thông tin cập nhật tốt trên các trang này đều bằng tiếng Anh. Ngoài ra, tất cả những lời khuyên tốt nhất về công nghệ và startup được đặt ra trên blog cá nhân và blog công ty trên internet cũng bằng tiếng Anh. Nếu bạn không biết tiếng Anh, bạn có thể xây dựng một dự án công nghệ lỗi thời, hoặc kỹ thuật và xu hướng không ai bàn tới nữa. Còn nếu bạn muốn tiến lên phía trước trong cuộc chơi này, tiếng Anh là con đường.
4. Tương tác với người nước ngoài trên mạng.
Không chỉ có kiến thức và tin tức mới được đưa lên mạng. Con người cũng ở trên mạng. Nếu bạn không thể viết một email chứng tỏ mình chuyên nghiệp, đam mê với giọng văn hung hồn, làm sao người ta có thể trả lời mail bạn? Điều này cũng đúng trên Twitter, Facebook và các nền tảng khác dùng để tương tác với người khác cách chuyên nghiệp và thoải mái.
5. Trình bày sản phẩm của bạn.
Có lẽ điểm sau cùng và quan trọng nhất trong những điều này là việc trình bày sản phẩm của bạn. Không dễ dàng tí nào để xây dựng startup và sản phẩm của mình trong giây lát. Trình bày ngắn gọn là một kỹ năng truyền đạt tuyệt vời. Hãy cho tôi biết về sản phẩm của bạn, bằng tiếng Anh, và nói trong 30 giây thôi. Giờ thì triển khai nó trong vòng 1 giờ đồng hồ khi tôi hỏi bạn các câu hỏi sắc bén về cách vận hành công ty.
Bạn làm được điều này không? Vì lợi ích của chính bạn, tôi hy vọng bạn làm được. Cuối cùng, nếu mục tiêu bạn đề ra là chiến thắng trong cuộc chơi, và bạn nên đặt mục tiêu như vậy khi bạn là một startup, thì bạn phải biết tiếng Anh. Không quan trọng việc bạn có đang cạnh tranh trên trường quốc tế hay trong nội địa. Ở cả hai khu vực này, bạn đều phải đứng đầu. Và người đứng đầu thì biết tiếng Anh. Bên cạnh những lợi ích nói trên, nói được hai ngôn ngữ còn giúp bạn có một cái đầu khéo léo và hiểu được nhiều điều.
Người nào biết tiếng Anh thường sẽ cởi mở hơn với những ý tưởng mới và nhìn lại nhiều hơn vào nền văn hóa của mình. Những điều này là những lợi thế cần thiết cho các startup còn non trẻ trên chiến trận Việt Nam. P/s: Vâng, sự thật là tất cả nhũng lời khuyên nói trên phù hợp cho hệ sinh thái startup châu Á. Nhưng hiện nay, khi những lời này được nói ra bởi Joe Lonsdale, nó thật sự là một trở ngại rất lớn mà startup Việt Nam cần đặc biệt lưu ý, vì nhiều người nhìn nhận Việt Nam như một Blackbox (chiếc hộp kỳ bí), một giới startup khó nắm và hiểu thấu đáo. Đặc biệt là khi Việt Nam muốn được thế giới biết đến.