Tiềm Năng Và Thách Thức khi Ông Lớn Vingroup Tiến Vào Thị Trường TMĐT Với Thương Hiệu Vin E-Com?
Thật vui khi vừa bước sang năm mới 2014, chúng ta đã chứng kiến sự gia nhập của “ông lớn” Vingroup vào thị trường TMĐT Vệt Nam làm cho thị t...
https://matranso.blogspot.com/2014/10/tiem-nang-va-thach-thuc-khi-ong-lon.html
Thật vui khi vừa bước sang năm mới 2014, chúng ta đã chứng kiến sự gia nhập của “ông lớn” Vingroup vào thị trường TMĐT Vệt Nam làm cho thị trường này sôi động hơn bao giờ hết. Mới đây, vào ngày 11-2, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup ra quyết định bà Lê Thị Thu Thủy sẽ chuyển giao vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn cho bà Dương Thị Mai Hoa để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới của Vingroup là thương mại điện tử, với thương hiệu VinE-com.
Bà Thủy sẽ đảm nhiệm lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới của Vingroup là Thương mại điện tử với thương hiệu VinE-com. Vingroup quyết định đầu tư hơn 700 tỷ đồng cho hướng đi mới này. Với nguồn đầu tư lên đến con số 735 tỷ đồng đã thể hiện rõ quyết tâm lấn sân sang thị trường TMĐT của Vingroup.
Vậy chúng ta hãy cùng phân tích tiềm lực của Vingroup mà Vin E-com sẽ được thừa hưởng. Tập đoàn Vingroup (hay còn được gọi là công ty cổ phần Vingroup) tiền thân là Technocom và sát nhập 2 công ty Vinpearl và Vincom vào năm 2011. Vingroup hiện đã có những vị trí vững chắc trên nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau:
Lợi thế của Vin E-com khi gia nhập thị trường TMĐT?
Chỉ qua những liệt kê sơ bộ kể trên về các lĩnh vực mà Vingroup hiện đang nắm giữ, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng tiềm lực kinh tế mà Vin E-com sẽ nhận được lớn thế nào. Hơn thế nữa, Vingroup cũng khẳng định: Mục tiêu của VinE-com là tạo ra kênh bán lẻ trực tuyến đáng tin cậy, chuyên nghiệp và quy mô cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ không chỉ của Vingroup mà còn của các đối tác, bao gồm các khách hàng đang thuê diện tích trong trung tâm thương mại của Vingroup và khách hàng bên ngoài.
Vậy có thể thấy lợi thế của Vin E-com trên thị trường TMĐT là khá lớn, khi mà Vingroup nắm trong tay hàng nghìn thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong khi các ông lớn TMĐT ở Việt Nam như Lazada, Zalora, vatgia thường chỉ có một số lượng nhãn hiệu hạn chế và phải liên tục tìm kiếm các mặt hàng tiềm năng thì Vin E-com đã nắm sẵn trong tay một số lượng lớn các nhãn hàng đa dạng chủng loại từ chính những khách hàng thuê diện tích trong các trung tâm thương mại của Vingroup (cụ thể ở đây là các tòa nhà thuộc sở hữu của Vincom).
Liệu hình thức kinh doanh trực tuyến Vin E-com có lấn át các gian hàng truyền thống?
Chính lợi thế gian hàng kể trên cũng sẽ đem đến cho Vingroup thách thức là liệu việc phát triển kinh doanh online có ảnh hưởng gì đến kinh doanh truyền thống? Vì thực tế đặt ra là chắc chắn sẽ có xung đột lợi nhuận giữa 2 hình thức kinh doanh này như rất nhiều trường hợp đã xảy ra trên thế giới mà điển hình phải kể đến trường hợp của Barnes and Nobles.
Nếu khách hàng chọn lựa phương thức kinh doanh online thì liệu doanh thu của chính các cửa hàng đại diện đang thuê diện tích mặt bằng tại các trung tâm thương mại thuộc Vingroup có bị ảnh hưởng? Vậy bài toán đặt ra là Vingroup sẽ giải quyết xung đột này ra sao để có thể lợi dụng sự phát triển của Vin E-com đem lại lợi nhuận cho mình chứ không bị phản tác dụng.
Bên cạnh đó,Vin E-com cũng sẽ phải dè chừng những ông lớn TMĐT do họ đã sẵn có kinh nghiệm, bề dày và quan trọng nhất là họ đã ghi được những dấu ấn và tạo ra thói quen tiêu dùng với lượng khách hàng của mình. Nếu muốn chiếm được lợi thế và bứt phá để chiếm ưu thế tại thị trường TMĐT Việt Nam, Vin E-com sẽ không chỉ tận dụng ưu thế tiềm lực kinh tế và mặt hàng của mình mà còn cần sự sáng tạo trong chiến lược tiếp cận với khách hàng.
Hãy luôn lấy các ví dụ đã thất bại như 123mua của VNG hay như thực trạng không mấy khá khẩm của Sendo (FPT) hiện nay. Những ví dụ này đã chứng tỏ thực trạng rằng không phải ông lớn nào muốn chen chân vào thị trường TMĐT này cũng thành công. Chúng ta hãy cùng chờ xem những chiêu thức của Vin E-com sẽ là gì nhé! Năm 2014 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ của chiến trường TMĐT Việt Nam.
Vin E-com là dấu hiệu các “đại gia” đã để mắt đến miếng bánh TMĐT
Nhận thức được cơ hội lớn trong lĩnh vực này cộng với lợi thế hàng đầu sẵn có trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, Vingroup – một “đại gia” với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ đã quyết định gia nhập thị trường TMĐT. TMĐT là lĩnh vực đang chiếm lĩnh vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tại các nước đã phát triển.
Các công ty thương mại điện tử lớn trên thế giới có giá trị thị trường lên đến hàng trăm tỷ USD. Việc gia nhập thị trường TMĐT đang rất sôi động tại Việt Nam của Vin E-com hứa hẹn sẽ mang đến một cuộc chiến nảy lửa giữa các ông lớn bán lẻ online. Năm 2014 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ của chiến trường TMĐT Việt Nam.
Bà Thủy sẽ đảm nhiệm lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới của Vingroup là Thương mại điện tử với thương hiệu VinE-com. Vingroup quyết định đầu tư hơn 700 tỷ đồng cho hướng đi mới này. Với nguồn đầu tư lên đến con số 735 tỷ đồng đã thể hiện rõ quyết tâm lấn sân sang thị trường TMĐT của Vingroup.
Vậy chúng ta hãy cùng phân tích tiềm lực của Vingroup mà Vin E-com sẽ được thừa hưởng. Tập đoàn Vingroup (hay còn được gọi là công ty cổ phần Vingroup) tiền thân là Technocom và sát nhập 2 công ty Vinpearl và Vincom vào năm 2011. Vingroup hiện đã có những vị trí vững chắc trên nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau:
1. Bất động sản với Vincom và Vinhomes. Vinhomes là dòng sản phẩm nhà ở gồm hệ thống căn hộ cao cấp – biệt thự thuộc các dự án bất động sản (BĐS) do Vingroup làm chủ đầu tư và quản lý các khu đô thị sinh thái. Vincom hiện sở hữu hàng loạt các dự án, tổ hợp bất động sản thương mại lớn.
2. Du lịch – khách sạn với Vinpearl. Vinpearl đang sở hữu những tổ hợp và dự án du lịch Việt Nam như Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Đà Nẵng và hàng loạt dự án khác.
3. Dịch vụ y tế cao cấp Vinmec gồm Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và chuỗi phòng khám đa khoa quốc tế lớn.
Chỉ qua những liệt kê sơ bộ kể trên về các lĩnh vực mà Vingroup hiện đang nắm giữ, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng tiềm lực kinh tế mà Vin E-com sẽ nhận được lớn thế nào. Hơn thế nữa, Vingroup cũng khẳng định: Mục tiêu của VinE-com là tạo ra kênh bán lẻ trực tuyến đáng tin cậy, chuyên nghiệp và quy mô cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ không chỉ của Vingroup mà còn của các đối tác, bao gồm các khách hàng đang thuê diện tích trong trung tâm thương mại của Vingroup và khách hàng bên ngoài.
Vậy có thể thấy lợi thế của Vin E-com trên thị trường TMĐT là khá lớn, khi mà Vingroup nắm trong tay hàng nghìn thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong khi các ông lớn TMĐT ở Việt Nam như Lazada, Zalora, vatgia thường chỉ có một số lượng nhãn hiệu hạn chế và phải liên tục tìm kiếm các mặt hàng tiềm năng thì Vin E-com đã nắm sẵn trong tay một số lượng lớn các nhãn hàng đa dạng chủng loại từ chính những khách hàng thuê diện tích trong các trung tâm thương mại của Vingroup (cụ thể ở đây là các tòa nhà thuộc sở hữu của Vincom).
Liệu hình thức kinh doanh trực tuyến Vin E-com có lấn át các gian hàng truyền thống?
Chính lợi thế gian hàng kể trên cũng sẽ đem đến cho Vingroup thách thức là liệu việc phát triển kinh doanh online có ảnh hưởng gì đến kinh doanh truyền thống? Vì thực tế đặt ra là chắc chắn sẽ có xung đột lợi nhuận giữa 2 hình thức kinh doanh này như rất nhiều trường hợp đã xảy ra trên thế giới mà điển hình phải kể đến trường hợp của Barnes and Nobles.
Nếu khách hàng chọn lựa phương thức kinh doanh online thì liệu doanh thu của chính các cửa hàng đại diện đang thuê diện tích mặt bằng tại các trung tâm thương mại thuộc Vingroup có bị ảnh hưởng? Vậy bài toán đặt ra là Vingroup sẽ giải quyết xung đột này ra sao để có thể lợi dụng sự phát triển của Vin E-com đem lại lợi nhuận cho mình chứ không bị phản tác dụng.
Bên cạnh đó,Vin E-com cũng sẽ phải dè chừng những ông lớn TMĐT do họ đã sẵn có kinh nghiệm, bề dày và quan trọng nhất là họ đã ghi được những dấu ấn và tạo ra thói quen tiêu dùng với lượng khách hàng của mình. Nếu muốn chiếm được lợi thế và bứt phá để chiếm ưu thế tại thị trường TMĐT Việt Nam, Vin E-com sẽ không chỉ tận dụng ưu thế tiềm lực kinh tế và mặt hàng của mình mà còn cần sự sáng tạo trong chiến lược tiếp cận với khách hàng.
Hãy luôn lấy các ví dụ đã thất bại như 123mua của VNG hay như thực trạng không mấy khá khẩm của Sendo (FPT) hiện nay. Những ví dụ này đã chứng tỏ thực trạng rằng không phải ông lớn nào muốn chen chân vào thị trường TMĐT này cũng thành công. Chúng ta hãy cùng chờ xem những chiêu thức của Vin E-com sẽ là gì nhé! Năm 2014 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ của chiến trường TMĐT Việt Nam.
Vin E-com là dấu hiệu các “đại gia” đã để mắt đến miếng bánh TMĐT
Nhận thức được cơ hội lớn trong lĩnh vực này cộng với lợi thế hàng đầu sẵn có trong lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam, Vingroup – một “đại gia” với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ đã quyết định gia nhập thị trường TMĐT. TMĐT là lĩnh vực đang chiếm lĩnh vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tại các nước đã phát triển.
Các công ty thương mại điện tử lớn trên thế giới có giá trị thị trường lên đến hàng trăm tỷ USD. Việc gia nhập thị trường TMĐT đang rất sôi động tại Việt Nam của Vin E-com hứa hẹn sẽ mang đến một cuộc chiến nảy lửa giữa các ông lớn bán lẻ online. Năm 2014 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ của chiến trường TMĐT Việt Nam.